Vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động sẽ dẫn đến hậu quả gì?
5 nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động năm 2024 là gì?
Tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Theo quy định nêu trên, việc giao kết hợp đồng lao động năm 2024 phải tuân thủ theo 05 nguyên tắc sau đây:
(1) Nguyên tắc tự nguyện
Không chỉ riêng hợp đồng lao động mà bất kỳ loại hợp đồng nào khi tiến hành giao kết đều phải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên.
Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015. Chỉ khi việc giao kết hợp đồng lao động hoàn toàn tự nguyện thì hợp đồng này mới có hiệu lực pháp luật.
(2) Nguyên tắc bình đẳng
Hai bên giao kết hợp đồng lao động đều bình đẳng với nhau, đều có quyền trao đổi, thương lượng, đưa ra ý kiến khi ký hợp đồng. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều được đảm bảo đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật; không bên nào có ưu thế hơn vì bất kỳ lý do nào.
(3) Nguyên tắc thiện chí, hợp tác
Giao kết hợp đồng lao động bên cạnh xuất phát từ sự tự nguyện, bình đẳng thì còn đảm bảo sự thiện chí, hợp tác từ cả người lao động và người sử dụng lao động.
(4) Nguyên tắc trung thực
Các chủ thể phải trung thực, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin của mình khi giao kết hợp đồng lao động; điều này vừa thể hiện sự tôn trọng, thiện chí khi giao kết hợp đồng, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Chính vì vậy mà Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nếu cung cấp thông tin không chính xác, làm ảnh hưởng đến hợp đồng.
(5) Nguyên tắc tự do giao kết nhưng không được trái với các quy định pháp luật, thỏa ước lao động cũng như đạo đức xã hội.
Pháp luật cho phép các bên được tự do giao kết hợp đồng lao động , được tự thỏa thuận, thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình.
Tuy vậy, vẫn phải nằm trong khuôn khổ, không được trái với quy định pháp luật, thỏa ước lao động hay đạo đức xã hội tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Theo đó, khi 1 trong 2 bên vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, cụ thể là nguyên tắc thiện chí, trung thực, tự nguyện, bình đẳng và hợp tác trong giao kết hợp đồng thì hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu toàn bộ.
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do vi phạm nguyên tắc giao kết thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hợp đồng vô hiệu toàn bộ do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thì bị xử lý như sau:
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
+ Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
+ Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?