Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào?

Chính sách của Nhà nước về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập ra sao? Lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung không?

Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định thì các chính sách của Nhà nước về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Đẩy mạnh cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập;

Thực hiện ký kết hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ do viên chức đảm nhiệm để đáp ứng nhu cầu công việc tại các loại hình đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ, bảo đảm không ảnh hưởng tới chủ trương tinh giản biên chế, giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thúc đẩy xã hội hóa, bảo đảm nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cơ bản, thiết yếu; đẩy mạnh thực hiện kết hợp công - tư về nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục; thực hiện cơ chế khoán chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Thực hiện ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó ưu tiên ký kết hợp đồng dịch vụ;

Không ký hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính và hợp đồng dịch vụ làm chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

- Người ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung;

Được áp dụng các quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thỏa thuận trong hợp đồng; việc quy hoạch, bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc biên chế, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm rà soát để thực hiện tuyển dụng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao; không dùng hình thức ký kết hợp đồng quy định tại Nghị định này để thay thế cho việc tuyển dụng công chức, viên chức.

- Chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm đến chế độ, chính sách, quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào?

Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào? (Hình từ Internet)

Lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính có được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung không?

Căn cứ tại Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 1, khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp l­ương theo các bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:
a) Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp l­ương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xếp l­ương theo bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
c) Công chức ở xã, phường, thị trấn.
1.2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc biên chế nhà nước và xếp l­ương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
1.3 Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là người lao động).
2. Đối tượng không áp dụng:
2.1. Chuyên gia cao cấp.
2.2. Cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng l­ương theo bảng l­ương chức vụ đã được xếp l­ương theo nhiệm kỳ.

Theo đó lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì thuộc đối tượng được áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Phụ cấp thâm niên vượt khung của lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính được chi trả như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục III Thông tư 04/2005/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định:

III. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH CHI TRẢ
...
2. Cách chi trả phụ cấp:
Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, phụ cấp thâm niên vượt khung của lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng của người lao động và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào?
Lao động tiền lương
Xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo căn cứ và nguyên tắc gì?
Lao động tiền lương
Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập cần đảm bảo nguyên tắc gì? Và cần phải có đủ bao nhiêu người làm?
Lao động tiền lương
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào? Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị này?
Lao động tiền lương
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Tuyển dụng viên chức cho ĐVSNCL dựa trên căn cứ nào?
Lao động tiền lương
Xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Cách tính mức phụ cấp cho viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 07/2024/TT-BNV ra sao?
Lao động tiền lương
Các loại hợp đồng có thể ký kết để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập là loại nào?
Lao động tiền lương
Có được giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử đối với một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn vị sự nghiệp công lập
58 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào