Vận hành bãi thải khô ở nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BCT?
Vận hành bãi thải khô ở nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BCT?
Căn cứ Điều 114 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Vận hành bãi thải khô
1. Đối với bãi thải khô: phải thường xuyên kiểm tra tình trạng mặt bằng, độ dốc và việc chiếu sáng của bãi thải. Trường hợp nền bãi thải không ổn định phải có biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành đổ thải.
2. Người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải. Nếu có hiện tượng sụt lún hoặc không đảm bảo an toàn thì phải đình chỉ ngay việc đổ thải và cho phương tiện quay lại.
3. Khi chuyển tuyến đường ray đến vị trí mới, người phụ trách tuyến đường sắt phải trực tiếp kiểm tra trên toàn tuyến. Chỉ khi mọi yếu tố kỹ thuật và an toàn đã được đảm bảo mới cho phép đưa tuyến đường vào hoạt động.
4. Việc phòng chống cháy, nổ ở bãi thải phải thực hiện theo các quy định an toàn đối với việc phòng chống cháy, nổ tại các kho bãi chứa khoáng sản.
Theo đó, vận hành bãi thải khô ở nhà máy tuyển khoáng pháp tuân thủ những quy định sau đây:
- Đối với bãi thải khô: phải thường xuyên kiểm tra tình trạng mặt bằng, độ dốc và việc chiếu sáng của bãi thải. Trường hợp nền bãi thải không ổn định phải có biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành đổ thải.
- Người phụ trách khu vực đổ thải phải trực tiếp kiểm tra tuyến đường ray ra bãi thải. Nếu có hiện tượng sụt lún hoặc không đảm bảo an toàn thì phải đình chỉ ngay việc đổ thải và cho phương tiện quay lại.
- Khi chuyển tuyến đường ray đến vị trí mới, người phụ trách tuyến đường sắt phải trực tiếp kiểm tra trên toàn tuyến. Chỉ khi mọi yếu tố kỹ thuật và an toàn đã được đảm bảo mới cho phép đưa tuyến đường vào hoạt động.
- Việc phòng chống cháy, nổ ở bãi thải phải thực hiện theo các quy định an toàn đối với việc phòng chống cháy, nổ tại các kho bãi chứa khoáng sản.
Vận hành bãi thải khô ở nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn theo QCVN 02:2011/BCT? (Hình từ Internet)
Công tác đổ thải đối với bãi thải khô phải tuân thủ quy định nào?
Căn cứ Điều 113 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Công tác đổ thải đối với bãi thải khô
1. Công tác đổ thải phải theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Việc đổ thải có thể được thực hiện bằng phương tiện đường sắt, ôtô hoặc xe goòng.
2. Khi đổ thải bằng đường sắt, tại đầu mút đường ray cụt phải có cơ cấu chắn không cho xe vượt qua. Đoạn ray với chiều dài không nhỏ hơn 20 m tính từ điểm mút đường ray cụt trở vào và độ dốc lên ít nhất là 0,5%.
3. Khi sử dụng các loại xe ôtô vận tải có trọng tải khác nhau đổ thải trên cùng một bãi thải:
a) Nếu diện tích bãi thải có đủ điều kiện kỹ thuật an toàn theo quy định thì phải tiến hành phân chia khu vực đổ thải cho các phương tiện theo trọng tải hoặc theo các tầng thải khác nhau;
b) Khi các phương tiện vận tải khác nhau đổ thải trên cùng một khu vực thì đai an toàn bãi thải phải được tính cho phương tiện có trọng tải lớn nhất.
Theo đó, công tác đổ thải đối với bãi thải khô phải đáp ứng các quy định được nêu trên để đảm bảo an toàn.
Vị trí bãi thải phải như thế nào để đảm bảo vệ sinh môi trường?
Căn cứ Điều 172 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Bảo vệ môi trường
1. Quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Nếu các hoạt động này gây suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Các nhà máy tuyển khoáng đang hoạt động phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức quan trắc môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Các nhà máy xây dựng mới hoặc cải tạo nhất thiết phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước khi xây dựng.
3. Nước thải, rác thải (kể cả chất thải công nghiệp, sinh hoạt và y tế) và các chất gây ô nhiễm môi trường phải dược quản lý theo các quy định của cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường và các quy định của Luật bảo vệ môi trường.
4. Nước thải ra từ dây chuyền công nghệ tuyển (bùn nước) phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào nguồn nước hoặc hệ thống thoát nước chung của khu vực để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước.
5. Việc đổ thái phải theo thiết kế đã được duyệt. Vị trí bãi thải không được làm ảnh hưởng đến khu dân cư, các công trình công cộng và các vùng sinh thái. Bãi thải hoặc một phần bãi thải đã ngừng hoạt động phải trồng cây phủ xanh.
Theo đó, để đảm bảo vệ sinh môi trường thì vị trí bãi thải không được làm ảnh hưởng đến khu dân cư, các công trình công cộng và các vùng sinh thái. Bãi thải hoặc một phần bãi thải đã ngừng hoạt động phải trồng cây phủ xanh.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?