Vận động viên thành tích cao được đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp nào?
Thể thao thành tích cao là gì?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Thể dục, thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định như sau:
Phát triển thể thao thành tích cao
1. Thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao.
2. Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho vận động viên nữ, huấn luyện viên nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu.
Theo đó, thể thao thành tích cao là hoạt động huấn luyện và thi đấu thể thao có hệ thống của huấn luyện viên, vận động viên nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao.
Vận động viên thành tích cao được đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Vận động viên thành tích cao được đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo đảm học tập văn hóa, chính trị
1. Vận động viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được triệu tập vào đội tuyển thể thao quốc gia, đội tuyển thể thao của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngành để tập huấn và thi đấu thì được cơ quan sử dụng vận động viên chi trả học phí theo quy định của pháp luật.
2. Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế được xét đặc cách tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông nếu thời gian thi trùng với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu tại các giải thể thao quốc tế.
3. Cơ quan sử dụng vận động viên có trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức học bổ sung kiến thức văn hóa cho vận động viên thể thao thành tích cao sau khi vận động viên tham dự tập huấn, thi đấu tại các giải thể thao trong nước và quốc tế; chi trả các khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức học bổ sung kiến thức văn hóa cho vận động viên;
b) Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; thông tin, tuyên truyền về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, thế giới và tình hình hoạt động của ngành cho huấn luyện viên, vận động viên;
c) Khuyến khích, tạo điều kiện cho huấn luyện viên, vận động viên học ngoại ngữ, tin học, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động xã hội.
Theo đó, vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế được xét đặc cách trung học phổ thông nếu thời gian thi trùng với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu tại các giải thể thao quốc tế.
Vận động viên thành tích cao được kiểm tra sức khỏe định kỳ bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương
1. Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
a) Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
b) Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
c) Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
b) Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
c) Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
d) Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
3. Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
Theo đó, vận động viên thành tích cao được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?