Vân đế của giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Vân đế của giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
4. Yêu cầu thiết kế
CHÚ THÍCH 1 Khoảng chiều cao gợi ý của ủng được nêu trong Phụ lục F.
4.1. Vân đế
Đế ủng phải có các góc được vê tròn ở chân của vân đế và bán kính của các góc này không được nhỏ hơn 1,5 mm.
CHÚ THÍCH 2 Vân đế có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành các vết nứt sớm.
4.2. Độ dày tối thiểu
Độ dày tối thiểu của ủng phải tuân theo Bảng 1 đối với từng giá trị riêng biệt thu được khi đo như mô tả trong Phụ lục A.
4.3. Vật liệu và các chi tiết
Mũ ủng, đế và gót phải được đúc từ hợp chất polyuretan đồng nhất. Nó có thể là loại xốp hoặc là loại kết hợp xốp và không xốp.
...
Theo đó, đế giày ủng bằng chất dẻo đúc phải có các góc được vê tròn ở chân của vân đế và bán kính của các góc này không được nhỏ hơn 1,5 mm.
Vân đế của giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Khi đo độ dày phủ mũi của giày ủng bằng chất dẻo đúc có tính vân đế hay không?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
Phương pháp đo độ dày
...
A.3.2. Phủ mũi
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm ủng tính từ mũi.
Khi có pho mũi bảo vệ lắp trong ủng, đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, từ bề mặt ngoài của pho mũi bảo vệ.
A.3.3. Phủ gót
Đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm tính từ gót
A.3.4. Phủ ở các chỗ khác
Tiến hành bốn phép đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, tại các điểm đối xứng xung quanh ủng ở chỗ phủ nhưng không đo ở vùng gót hoặc vùng mũi.
A.3.5. Độ dày tổng cộng của tổ hợp đế ủng
Đo độ dày tổng cộng của tổ hợp đế ủng trên đoạn cắt từ mặt trên của đế trong đến mặt ngoài của đế ngoài. Tiến hành đo cả ở trên và giữa các vân đế, kể cả vân đế, tại ba điểm riêng biệt trong vùng đế. Loại bỏ các lót trong mà có thể được đưa vào ủng sau khi đã đúc.
A.3.6. Đế ngoài
Đo độ dày của đế ngoài trên đoạn cắt, cả ở trên và giữa các vân đế, kể cả vân đế, từ mặt dưới của đế trong, lớp độn hoặc đế giữa bằng thép (lấy theo chi tiết thấp nhất bất kỳ) đến bề mặt ngoài của đế ngoài. Tiến hành ba phép đo tại các điểm khác nhau trong vùng đế.
A.3.7. Gót
Đo độ dày tổng cộng của gót DE, như minh họa trong Hình A.1 của đoạn cắt qua vân đế hoặc mẫu trang trí bất kỳ vuông góc với mặt trên CD của đế trong và lớp độn, trong đó đường đế trong CD dài 10 mm tính từ điểm C, là đỉnh của cạnh sau của gót ở phía ngoài.
Ở chỗ có tấm độn, đo độ dày từ mặt bên dưới của tấm độn đến bề mặt của gót. Tiến hành đo cả ở trên và giữa các vân đế tại ba vị trí đối với từng trường hợp, hoặc nếu không thể tiến hành ba phép đo thì đo tại một số vị trí, tùy theo thiết kế của gót.
A.4. Biểu thị kết quả
Đối với từng chi tiết, ghi lại từng kết quả thử riêng biệt, tính bằng milimét chính xác đến 0,1 mm.
...
Theo đó, khi đo độ dày phủ mũi của giày ủng bằng chất dẻo đúc là đo độ dày tổng cộng của polyuretan và vải, không kể vân đế, trên đoạn cắt, trong khoảng 6 mm của đường tâm ủng tính từ mũi.
Loại bỏ các vân đế để giảm độ dày của mẫu thử khi tiến hành phép thử uốn đối với giày ủng bằng chất dẻo đúc bằng cách nào?
Tại Phụ lục C ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:
Khả năng chống lại sự phát triển của vết cắt (phép thử uốn)
...
C.2.2. Buồng lạnh, có khả năng duy trì ở nhiệt độ - 5 °C ± 2 °C. Mô tơ kéo của máy thử uốn (C.2.1) phải đặt ở ngoài buồng lạnh.
C.2.3. Đục nhọn, để tạo nên vết cắt ban đầu trên mẫu thử, như minh họa trong Hình C.2. Cạnh cắt dài 2 mm nhưng thông thường thì chiều dài của vết cắt tạo thành trên vật liệu khác chiều dài này một ít. Việc cắt đúng vị trí có thể thực hiện dễ dàng bằng cách giữ đục trong một gá cắt.
C.3 Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử chuẩn có chiều rộng 25 mm, dài 150 mm và dày 5,0 mm ± 0,2 mm. Lấy ba mẫu thử từ vật liệu đế. Loại bỏ các vân đế để giảm độ dày của mẫu thử đến độ dày chuẩn bằng cách cắt và mài bóng nhẹ cả hai mặt mẫu thử. Tạo vết cắt trên mặt (ngoài) của mỗi mẫu thử cách một đầu khoảng 60 mm sao cho chiều dài vết cắt đối xứng dọc qua đường tâm của mẫu thử. Đục (C.2.3) phải xuyên qua mẫu thử và nhô sang mặt bên kia 15 mm. Có thể lắp một vòng điều chỉnh vào cán đục để điều chỉnh độ sâu xuyên qua của đục.
...
Như vậy, tiến hành loại bỏ các vân đế để giảm độ dày của mẫu thử khi tiến hành phép thử uốn đối với giày ủng bằng chất dẻo đúc bằng cách cắt và mài bóng nhẹ cả hai mặt mẫu thử.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?