Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Điều kiện để đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để được đóng BHXH bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện trên mà thuộc các trường hợp sau thì vẫn không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, cụ thể:
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 11/2016/NĐ-CP (nay là Nghị định 152/2020/NĐ-CP) gồm có:
+ Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Người lao động di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 và Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng áp dụng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay được quy định tại:
- Khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP
- Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
- Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP
- Và tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được áp dụng mức đóng BHTNLĐ-BNN là 0,3% nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc mà hằng tháng người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động sẽ đóng như sau:
Theo đó, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 30% (trong đó người lao động nước ngoài đóng 9,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 20,5% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì tiền lương quy định để đóng BHXH cho người nước ngoài bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo.
Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.
Người lao động nước ngoài có bị hạn chế quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Tại Điều 3 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Nghị định này có đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Và tại Chương II Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
Thì thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động nước ngoài không bị hạn chế quyền lợi, được hưởng mọi chế độ như đối với người lao động Việt Nam gồm có: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?