Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn đối với sinh viên xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước là gì?
- Hình thức và nội dung xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?
- Trình tự, thủ tục tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn đối với sinh viên xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 140/2017/NĐ-CP có nêu cụ thể các đối tượng được áp dụng chính sách này như sau:
Đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ
1. Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học) và khoa học xã hội (ngữ văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;
b) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học;
c) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Ô-lim-pích thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
Như vậy, ngoài việc là sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc cá nhân còn phải đáp được 1 trong 3 tiêu chuẩn về việc đạt các giải thưởng khi còn ở cấp trung học phổ thông; giải cấp quốc gia, quốc tế.
Hình thức và nội dung xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước (Hình từ Internet)
Hình thức và nội dung xét tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 140/2017/NĐ-CP có nêu cụ thể về hình thức tuyển dụng như sau:
Hình thức tuyển dụng
1. Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc xét tuyển sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời tại Điều 8 Nghị định 140/2017/NĐ-CP có quy định nội dung xét tuyển như sau:
Nội dung xét tuyển
1. Xét kết quả học tập và nghiên cứu (nếu có) của người dự tuyển theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
Như vậy, khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước cần đảm bảo đúng hình thức và nội dung tuyển dụng theo quy định pháp luật.
Trình tự, thủ tục tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 140/2017/NĐ-CP có nêu cụ thể về trình tự, thủ tục tuyển dụng như sau:
Trình tự, thủ tục tuyển dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai ít nhất 3 lần liên tiếp trên ba phương tiện thông tin đại chúng gồm báo viết, báo nói, báo hình của trung ương hoặc địa phương; đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị về điều kiện đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí cần tuyển, nội dung hồ sơ, thời hạn nhận hồ sơ, địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển, điện thoại và địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân tiếp nhận hồ sơ.
Trình tự, thủ tục tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Người tham gia dự tuyển nộp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tuyển dụng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có thông báo tuyển dụng.
3. Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày hết hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ tới người dự tuyển. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập Hội đồng tuyển dụng và xác định người trúng tuyển theo quy định hiện hành của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức.
Sau khi có thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển có trách nhiệm nộp hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để đối chiếu hồ sơ.
4. Quyết định tuyển dụng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả tuyển dụng được người có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng có trách nhiệm ban hành quyết định tuyển dụng đối với người dự tuyển đáp ứng cao nhất yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và thông báo bằng văn bản cho người dự tuyển; đồng thời gửi danh sách về Bộ Nội vụ để tổng hợp, theo dõi chung (trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước);
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người được tuyển dụng có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng.
Thời gian gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận việc; đối với người học tập, sinh sống, làm việc tại nước ngoài thì thời gian gia hạn không quá 45 ngày.
5. Hủy bỏ kết quả tuyển dụng
Người trúng tuyển không đến nhận việc sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng và có thể tuyển dụng người có kết quả xét tuyển liền kề.
Như vậy, khi tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm việc tại các cơ quan Nhà nước cần đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục như sau:
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai ít nhất 3 lần liên tiếp trên ba phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí cần tuyển, nội dung hồ sơ, thời hạn nhận hồ sơ, địa điểm nộp Phiếu đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển, điện thoại và địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân tiếp nhận hồ sơ.
- Người tham gia dự tuyển nộp 01 Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có thông báo tuyển dụng.
- Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày hết hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ tới người dự tuyển.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tuyển dụng và xác định người trúng tuyển theo quy định hiện hành của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức.
- Sau khi có thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển có trách nhiệm nộp hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để đối chiếu hồ sơ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?