Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là bao nhiêu theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Nhà giáo là những ai theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Theo Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định như sau:
Nhà giáo
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục) và đạt chuẩn nhà giáo theo quy định.
2. Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, dự bị đại học và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên.
3. Nhà giáo giảng dạy, giáo dục trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; nhà giáo giảng dạy, giáo dục trình độ cao đẳng trở lên và nhà giáo làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọi là giảng viên.
Theo đó, nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013 và đạt chuẩn nhà giáo theo quy định.
Xem chi tiết Dự thảo Luật Nhà giáo: TẢI VỀ
Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là bao nhiêu theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo là bao nhiêu theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau:
Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
1. Giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định; tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động;
2. Trước 06 (sáu) tháng, tính đến ngày nhà giáo nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà giáo phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu; trước 03 (ba) tháng, tính đến ngày nhà giáo nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà giáo ra quyết định nghỉ hưu.
3. Cơ sở giáo dục có thể ký hợp đồng lao động với người hưởng chế độ hưu trí nếu đơn vị có nhu cầu và người hưởng chế độ hưu trí có nguyện vọng.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non là đủ 55 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Đồng thời, căn cứ theo lộ trình tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của nhà giáo khác được quy định chi tiết như sau:
Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Nhà giáo không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về chế độ thôi việc đối với nhà giáo như sau:
Chế độ thôi việc đối với nhà giáo
1. Khi chấm dứt hợp đồng, nhà giáo được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Nhà giáo không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải;
b) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định;
c) Nhà giáo là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo Dự thảo Luật Nhà giáo thì nhà giáo không được hưởng trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:
- Bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hoặc sa thải;
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định;
- Nhà giáo là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?