Tước danh hiệu Dân quân tự vệ có phải là hình thức kỷ luật đối với Dân quân tự vệ không?
Tước danh hiệu Dân quân tự vệ có phải là hình thức kỷ luật đối với Dân quân tự vệ không?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ quy định tại Điều này.
Theo đó, tước danh hiệu Dân quân tự vệ là một trong những hình thức kỷ luật đối với Dân quân tự vệ.
Tước danh hiệu Dân quân tự vệ có phải là hình thức kỷ luật đối với Dân quân tự vệ không?
Khi bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì sẽ bị đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ có đúng không?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ
1. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây:
a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận;
d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an;
đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
2. Đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết;
b) Bị khởi tố bị can;
c) Bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ;
d) Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
đ) Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
...
Theo đó, bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì sẽ đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Dân quân tự vệ là:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?