Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Đào tạo nghề là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
...
Như vậy, có thể hiểu, đào tạo nghề là một hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Ngày 09/12/2024 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 69/2024/QĐ-UBND (có hiệu lực từ ngày 19/12/2024) phê duyệt mức hỗ trợ đối với từng nhóm đối tượng đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề được quy định tại Điều 1 Quyết định 69/2024/QĐ-UBND như sau:
(1) Người khuyết tật được xác định theo quy định tại Điều 15, Điều 18 Luật Người khuyết tật 2010: 06 triệu đồng/người/khoá học.
(2) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo: 04 triệu đồng/người/khoá học.
(3) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, lao động nữ bị mất việc làm: 03 triệu đồng/người/khoá học.
(4) Người thuộc hộ cận nghèo: 2,5 triệu đồng/người/khoá học.
(5) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nêu trên: 02 triệu đồng/người/khoá học.
Lưu ý: Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh không thuộc đối tượng quy định tại Quyết định 69/2024/QĐ-UBND.
Ngoài khoản tiền hỗ trợ chi phí đào tạo, những đối tượng nêu trên sẽ được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại phục vụ việc học theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC với mức hỗ trợ như sau:
- Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học.
- Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.
Như vậy, đối với người khuyết tật được xác định thuộc diện theo quy định tại Điều 15, Điều 18 Luật Người khuyết tật 2010 sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo với mức hỗ trợ là 06 triệu đồng/người/khoá học và khoản hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại.
Theo Điều 2 Quyết định 69/2024/QĐ-UBND kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề được trích từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc phân bổ nguồn lực.
Người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng mất việc làm có được tiếp tục hỗ trợ để chuyển đổi việc làm không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 69/2024/QĐ-UBND quy định:
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ
a) Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định này. Những người đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Quyết định này. Người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này này chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
b) Riêng những người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan (theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng) thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định này, nhưng tối đa không quá 03 lần.
c) Trường hợp mức chi phí đào tạo thực tế thấp hơn mức hỗ trợ chi phí đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ bằng mức chi phí đào tạo thực tế.
Như vậy, đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan (theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Thông tư 152/2016/TT-BTC) thì UBND cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Quyết định 69/2024/QĐ-UBND.
Điều này thể hiện sự linh hoạt và hỗ trợ kịp thời cho người lao động trong việc tái hòa nhập thị trường lao động nhưng cần lưu ý vì việc tiếp tục hỗ trợ đào tạo chỉ được tối đa không quá 03 lần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Toàn bộ bảng lương CBCCVC và LLVT chính thức thay đổi do bãi bỏ mức lương cơ sở khi xây dựng chính sách tiền lương mới đúng không?
- Chính thức chốt tăng lương trong 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức được đề xuất trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?