Từ 1/7/2025, không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn bao lâu thì bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội?
Từ 1/7/2025, không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn bao lâu thì bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;
d) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
e) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
g) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định hành vi không đóng đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất theo quy định và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định thì bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Từ 1/7/2025, không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn bao lâu thì bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất là ngày nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
...
4. Phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:
a) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.
Theo đó, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động như sau:
- Đối với phương thức đóng hằng tháng: Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
- Đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần: ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện đôn đốc khi phát hiện hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ra sao?
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm phát hiện và đôn đốc bằng văn bản.
Khi phát hiện người sử dụng lao động chậm đóng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 của Luật này hoặc trốn đóng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đôn đốc bằng văn bản.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi phát hiện người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đôn đốc bằng văn bản.
Cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?