Từ 15/01/2025, hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng 2 là bao nhiêu?
Từ 15/01/2025, hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng 2 là bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định về việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp chưa có quy định về việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp thì việc xếp lương áp dụng trên cơ sở thang Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009, Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 và Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016) cho đến khi có quy định về việc xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00).
2. Chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78).
3. Chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
Như vậy, từ 15/01/2025, hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng 2 được áp dụng loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78).
Từ 15/01/2025, hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp hạng 2 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2024/TT-BTP, nhiệm vụ của Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 cụ thể như sau:
- Kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Viên chức lý lịch tư pháp hạng 3 theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; đề xuất việc chỉnh sửa, hủy bỏ dữ liệu, thông tin có sai sót, đề xuất việc cấp, từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lý lịch tư pháp đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng III và cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Tham mưu, đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản, quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về lý lịch tư pháp theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Tham gia biên soạn, xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lý lịch tư pháp;
- Tham gia nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên;
- Tham gia xây dựng, soạn thảo đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Tham gia giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 lên hạng 1 cần đáp ứng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BTP quy định về viên chức được dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1, mã số V.01.01.01 khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BTP và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 – mã số V.01.01.02 tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 1 – mã số V.01.01.01 quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP.
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 mã số V.01.01.02 từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 chưa đủ 06 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh chuyên viên chính và tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ các chức danh này đủ 06 năm trở lên, trong đó, có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2 tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng 2, chuyên viên chính và tương đương đã thực hiện một trong các nhiệm vụ được quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2024/TT-BTP và có quyết định hoặc xác nhận bằng văn bản về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
Lưu ý: Thông tư 13/2024/TT-BTP, Thông tư 14/2024/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?