Từ 01/7/2024, tăng mức lương tối thiểu vùng thì người lao động có được tăng lương không?
Từ 01/7/2024, tăng mức lương tối thiểu vùng thì người lao động có được tăng lương không?
Xem thêm:
>> Dừng lương cơ sở 2,34 nhưng không có bảng lương mới từ sau 2026 cho nhóm đối tượng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu theo dự kiến được quy định như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
Theo đó, tăng tiền lương tối thiểu tháng của các vùng từ 01/7/2024 dự kiến tăng lên khoảng 6%, theo mức trên.
Đồng thời, theo Điều 5 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quy định như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động (bao gồm cả thỏa thuận về chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu) so với quy định tại Nghị định này, thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, trường hợp sau khi tiến hành tăng lương tối thiểu vùng mà lương của người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại:
+ Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Nếu lương người lao động đang thấp hơn mức tối thiểu thì cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.
+ Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Trong trường hợp này người lao động có thể được điều chỉnh tăng lương để phù hợp (nếu có) với Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động năm 2024.
Trường hợp sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng của người lao động đang bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã tăng thì công ty không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).
Xem Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: TẢI VỀ
Từ 01/7/2024, tăng mức lương tối thiểu vùng thì người lao động có được tăng lương không?
Người lao động làm bao lâu thì được nâng lương?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung cần có trong hợp đồng như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
...
Theo đó, việc nâng lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy định của công ty.
Đồng thời, việc tăng vào thời điểm nào sẽ được các bên căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế riêng do người sử dụng lao động ban hành. Nên không bắt buộc công ty phải nâng lương định kỳ cho người lao động
Mẫu quyết định nâng lương cho nhân viên mới nhất?
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định nâng lương cho nhân viên. Tuỳ theo tính chất công việc, mục đích mà công ty có thể tạo mẫu quyết định phù hợp. Tuy nhiên nội dung của quyết định phải đầy đủ, chính xác và không được trái luật.
Sau đây là mẫu quyết định nâng lương cho nhân viên mới nhất mà cá nhân, tổ chức có thể tham khảo bao gồm một số nội dung cơ bản như:
Văn bản hành chính nên cách trình bày mẫu thông báo tăng lương cho nhân viên cũng cần có đầy đủ các nội dung chính sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên đơn vị, doanh nghiệp.
+ Tên quyết định, thông báo.
+ Căn cứ quy định pháp luật, hợp đồng và quy định của công ty về quyết định tăng lương.
+ Thông tin cơ bản của người lao động: họ tên, tuổi, chức vụ.
+ Lý do được tăng lương.
+ Mức lương sau khi tăng.
+ Thời gian bắt đầu điều chỉnh mức lương.
Người đứng đầu đơn vị ký tên, đóng dấu để quyết định/thông báo tăng lương có hiệu lực.
Mẫu quyết định nâng lương cho nhân viên mới nhất: TẢI VỀ
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?