Từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở, tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính dựa vào đâu?
- Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương từ 1/7/2024 quy định về mức lương cơ sở như thế nào?
- Từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở, tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính dựa vào đâu?
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm bao gồm những gì?
- 03 đối tượng mới nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Dự thảo Luật Việc làm?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách tiền lương từ 1/7/2024 quy định về mức lương cơ sở như thế nào?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, có nội dung từ ngày 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, kể từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương mới sẽ được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được thay bằng lương tối thiểu tháng đúng không?
Từ 01/7/2024 bỏ lương cơ sở, tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính dựa vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 hiện hành quy định:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
...
Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 101 Dự thảo Luật việc làm quy định như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo đó, về tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa, để đảm bảo phù hợp với chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Dự thảo Luật Việc làm đã điều chỉnh mức lương cơ sở thành mức lương tối thiểu tháng, cụ thể:
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, nếu Dự thảo Luật Việc làm này được thông qua, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tối đa làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được dựa trên mức lương tối thiểu tháng thay vì lương cơ sở như quy định tại Luật Việc làm 2013 hiện hành.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 113 Dự thảo Luật việc làm quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:
a) Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Giấy tờ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 111 Luật này;
c) Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Theo đó, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Giấy tờ chứng minh việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 111 Dự thảo Luật Việc làm;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
03 đối tượng mới nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Dự thảo Luật Việc làm?
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013 hiện hành quy định như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ Điều 97 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Người lao động quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
c) Người làm việc theo hợp đồng làm việc;
d) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang làm việc theo hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động, đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu và người lao động là người giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với các đối tượng khác có thu nhập ổn định, thường xuyên do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Theo đó, so với Luật Việc làm 2013 hiện hành, Dự thảo Luật Việc làm đã bổ sung 03 đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
- Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên;
- Người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?