Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký Tòa án là gì?
Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký Tòa án là gì?
Căn cứ theo Điều 117 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thư ký Tòa án như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thư ký Tòa án
Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xem xét bổ nhiệm Thư ký Tòa án:
1. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
2. Được tuyển dụng làm công chức Tòa án;
3. Được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án.
Theo đó, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thư ký Tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Được tuyển dụng làm công chức Tòa án;
- Được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án.
Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký Tòa án là gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Thư ký Tòa án?
Căn cứ theo Điều 116 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về Thư ký Tòa án như sau:
Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật này được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm để thực hiện thủ tục tố tụng, nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm Thư ký Tòa án.
Có những ngạch Thư ký Tòa án nào?
Căn cứ theo Điều 118 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về ngạch Thư ký Tòa án như sau:
Ngạch Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án có các ngạch sau đây:
a) Thư ký viên;
b) Thư ký viên chính;
c) Thư ký viên cao cấp.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết điều kiện của từng ngạch và việc nâng ngạch Thư ký Tòa án.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thư ký Tòa án tại các Tòa án.
Theo đó, Thư ký Tòa án có các ngạch sau đây:
- Thư ký viên;
- Thư ký viên chính;
- Thư ký viên cao cấp.
Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 119 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án;
c) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Chánh án;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thư ký Tòa án được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Căn cứ theo Điều 120 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án như sau:
Chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án
Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
1. Được hưởng tiền lương, phụ cấp theo quy định tại Điều 142 của Luật này;
2. Được cấp trang phục, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp để làm nhiệm vụ;
3. Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Theo đó, Thư ký Tòa án được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
- Được hưởng tiền lương, phụ cấp theo quy định;
- Được cấp trang phục, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp để làm nhiệm vụ;
- Được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Làm Thư ký Tòa án bao nhiêu năm để được bổ nhiệm Thẩm tra viên?
Căn cứ theo Điều 113 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 112 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xem xét bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án:
1. Đã làm Thư ký Tòa án từ đủ 03 năm trở lên;
2. Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên.
Theo đó, để làm Thẩm tra viên Tòa án thì cần có thời gian làm Thư ký Tòa án từ đủ 03 năm trở lên.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?