Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại có đúng không?

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có bắt buộc phải là Thừa phát lại không? Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại có đúng không?

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có bắt buộc phải là Thừa phát lại không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Văn phòng Thừa phát lại
...
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.
5. Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại bắt buộc phải là Thừa phát lại.

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại có đúng không?

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại có đúng không?

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại có đúng không?

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại
1. Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
2. Trong hoạt động thi hành án dân sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đề nghị Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này và pháp luật thi hành án dân sự;
b) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án;
c) Thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Dẫn chiếu đến Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
...
2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
...

Theo đó, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền quản lý Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại được tổ chức theo loại hình nào?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:

Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
...

Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động?
Lao động tiền lương
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào tiêu chí nào?
Lao động tiền lương
Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Thời gian tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Văn phòng thừa phát lại
176 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn phòng thừa phát lại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào