Trường trung học cơ sở quy định số lượng nhân viên bảo vệ là bao nhiêu?
Trường trung học cơ sở quy định số lượng nhân viên bảo vệ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về số lượng nhân viên bảo vệ tại trường trung học cơ sở như sau:
Lao động hợp đồng
1. Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú thì có thể bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.
2. Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo quy định trên thì số lượng nhân viên bảo vệ tại trường trung học cơ sở sẽ do nhà trường tự quyết định căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế của nhà trường để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Trường trung học cơ sở quy định số lượng nhân viên bảo vệ là bao nhiêu?
Định mức vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong trường trung học cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, có quy định định mức vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ như sau:
- Căn cứ quy định của pháp luật; quy mô học sinh, tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường trung học cơ sở xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
- Việc ký kết hợp đồng lao động thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023.
Xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong trường trung học cơ sở tuân theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc như sau:
- Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc cụ thể trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đó và hoàn cảnh cụ thể của địa phương.
- Định mức số lượng giáo viên trên một lớp quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục khác có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Việc bố trí, sắp xếp giáo viên phải bảo đảm các trường có đủ giáo viên giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo và mỗi giáo viên dạy đủ định mức tiết dạy theo quy định.
- Trường phổ thông có nhiều cấp học áp dụng về định mức số lượng người làm việc như sau:
+ Định mức số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành và các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ được áp dụng theo cấp học cao nhất có trong nhà trường và được tính trên tổng số lớp của các cấp học
+ Định mức số lượng người làm việc ở vị trí việc làm gắn với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên được tính theo định mức giáo viên trên lớp tương ứng với từng cấp học.
- Đối với các cơ sở giáo dục (không phải trường dành cho người khuyết tật) có lớp dành cho người khuyết tật thì định mức giáo viên thực hiện theo điểm b khoản 3 của Điều 6, Điều 7 và định mức nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật thực hiện theo điểm a khoản 7 của Điều 6, Điều 7 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Các vị trí việc làm quy định tại khoản 3 của Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc để bố trí theo hình thức tuyển dụng viên chức hoặc hợp đồng lao động hoặc thuê khoán công việc; một người có thể kiêm nhiệm nhiều việc.
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập có giáo viên được áp dụng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính để bổ sung thêm quỹ lương (nếu còn thiếu) của trường để trả cho người trực tiếp dạy thay.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?