Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?

Cho tôi hỏi Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì? Câu hỏi từ anh H.D (TP.HCM).

Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?

Phụ lục IV kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ như sau:

TT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

2.1

Tổ chức lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong phòng

1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của phòng theo quy định của cơ quan.



2. Phân công công việc cho từng viên chức và cấp phó giúp việc quản lý.




3. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của viên chức.

1. Kế hoạch công tác của phòng phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan và nhiệm vụ được Lãnh đạo giao; được ban hành đúng quy định.

2. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; không bỏ sót công việc của phòng; một công việc chỉ do một người chịu trách nhiệm chính.

3. Kế hoạch công tác của từng viên chức được phê duyệt và đủ cơ sở để xem xét đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của viên chức.

2.2


Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của phòng

1. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối viên chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.



2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng viên chức, người lao động.


3. Chủ trì hoặc phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng.

4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị về những việc vượt quá phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.

1. Hoạt động của phòng thông suốt, được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình, kế hoạch.

2. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch và có giải pháp khắc phục.

3. Hoạt động của phòng đồng bộ và phù hợp với hoạt động theo kế hoạch công tác của cơ quan.


4. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền; báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý viên chức và người lao động

1. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá viên chức theo phân cấp.

2. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc.

Thực hiện việc quản lý viên chức, người lao động theo đúng quy định, quy chế của đơn vị, đảm bảo công khai, công bằng.


2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng.








2. Xử lý và tổ chức quản lý văn bản đến.


3. Ký trình Lãnh đạo đơn vị về các văn bản do phòng dự thảo.






4. Thừa ủy quyền, thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của cơ quan.



5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của phòng với Lãnh đạo đơn vị.


6. Chỉ đạo xây dựng báo cáo công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định.


7. Đại diện cho phòng về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

8. Tổ chức quản lý tài sản theo quy định.

1. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc phòng đang và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; phòng hoàn thành nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ, chất lượng.

2. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

3. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

4. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của cơ quan; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

5. Lãnh đạo được cung cấp thông tin kịp thời. Đề xuất đúng, kịp thời các vấn đề để Lãnh đạo giải quyết.

6. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng thời hạn, phản ảnh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc.

7. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của phòng theo quy định.


8. Tài sản được quản lý theo quy định.

2.5

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, đơn vị.


2. Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của đơn vị.


3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo đơn vị.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho viên chức; ý kiến chỉ đạo, quyết định của cấp trên được tổ chức thực hiện kịp thời.

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền.

2.6

Đảm nhiệm công việc của 01 vị trí việc làm chuyên môn của phòng, bố trí phù hợp với năng lực.

Đảm nhiệm công việc của 01 vị trí việc làm chuyên môn của phòng, bố trí phù hợp với năng lực.

Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả vị trí việc làm.

2.7

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.



Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?

Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?

Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có quyền hạn cụ thể như thế nào?

Phụ lục IV kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có quyền hạn cụ thể như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được phân công công tác, giao nhiệm vụ cho viên chức dưới quyền

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài đơn vị có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng và của đơn vị khi được phân công

Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp cần đáp ứng yêu cầu gì về trình độ, phẩm chất?

Phụ lục IV kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BTP quy định Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp cần đáp ứng yêu cầu về trình độ, phẩm chất như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

· Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực được phân công công tác; tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật đối với lĩnh vực chuyên môn phụ trách liên quan đến công tác pháp luật.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

· Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.

· Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng (hoàn thành chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày bổ nhiệm).

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

· Có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật.

· Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Phẩm chất

cá nhân

·Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.

· Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.

· Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.

· Điềm tĩnh, cẩn thận.

· Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.

· Khả năng đoàn kết nội bộ.

· Phẩm chất khác.

Các yêu cầu khác

· Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị

· Hiểu biết về lĩnh vực công tác của đơn vị sự nghiệp trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo căn cứ và nguyên tắc gì?
Lao động tiền lương
Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập cần đảm bảo nguyên tắc gì? Và cần phải có đủ bao nhiêu người làm?
Lao động tiền lương
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào? Ai có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị này?
Lao động tiền lương
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Tuyển dụng viên chức cho ĐVSNCL dựa trên căn cứ nào?
Lao động tiền lương
Xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào đâu?
Lao động tiền lương
Cách tính mức phụ cấp cho viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 07/2024/TT-BNV ra sao?
Lao động tiền lương
Các loại hợp đồng có thể ký kết để thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập là loại nào?
Lao động tiền lương
Có được giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử đối với một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập không?
Lao động tiền lương
Thực hiện điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm tại đơn vị sự nghiệp công lập trong các trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn vị sự nghiệp công lập
309 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào