Trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động?
Trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động?
Tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, mặc dù bị tai nạn trên thực tế nhưng người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
(1) Bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
Theo khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các tai nạn được xem xét hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
- Tai nạn xảy ra xgoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
(2) Bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn cho người đó mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
(3) Bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
(4) Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Các chất ma túy, chất gây nghiện trong trường hợp này là các chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động? (Hình từ Internet)
Tiền trợ cấp tai nạn lao động được thanh toán mấy lần?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp
1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Theo đó, tiền trợ cấp tai nạn lao động chỉ được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
Công ty cộng dồn các vụ tai nạn lao động trước đó để trả trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động có được không?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, theo nguyên tắc trợ cấp thì tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó.
Người sử dụng lao động không được cộng dồn các vụ tai nạn lao động trước đó để trả trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?