Trường hợp nào gây thiệt hại tài sản của công ty mà không cần bồi thường không?

Cho tôi hỏi trường hợp nào gây thiệt hại tài sản của công ty mà không cần bồi thường không? Câu hỏi của anh Tuấn (Bến Tre).

Trường hợp nào gây thiệt hại tài sản của công ty mà không cần bồi thường không?

Căn cứ theo Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Theo quy định trên, người lao động phải bồi thường thiệt hại cho công ty khi có những hành vi sau đây:

- Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị

- Có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động

- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép

Tuy nhiên có trường hợp người lao động không cần phải bồi thường khi việc gây ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trường hợp nào gây thiệt hại tài sản của công ty mà không cần bồi thường không?

Trường hợp nào gây thiệt hại tài sản của công ty mà không cần bồi thường không?

Xử lý bồi thường thiệt hại của người lao động trong bao lâu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
2. Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
3. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Như vậy, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 6 tháng kể từ ngày người lao động làm hư hỏng làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

Không được xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có đề cập đến trường hợp không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019

Dẫn chiếu khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, khi hết thời gian quy định tại quy định nêu trên nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
5 yếu tố quyết định mức bồi thường thiệt hại đối với người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Công ty phải thông báo thành phần tham dự xử lý bồi thường thiệt hại trước bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Người lao động làm hư hỏng đồ công ty thì bồi thường theo quy định của pháp luật hay nội quy lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động làm mất tài sản công ty do bão lũ thì có phải bồi thường thiệt hại không?
Lao động tiền lương
Mức bồi thường thiệt hại khi làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại có cần nêu trong nội quy lao động không?
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động phải được ban hành khi nào?
Lao động tiền lương
Có được tiến hành cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại khi người lao động không xác nhận tham dự không?
Lao động tiền lương
Người lao động không ký vào biên bản cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại thì giải quyết ra sao?
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động phải ghi rõ những nội dung gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi thường thiệt hại
1,438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào