Trường hợp điều chuyển người lao động đi làm công việc khác không có văn bản đồng ý thì có vi phạm hay không?
- Người lao động được điều chuyển đi làm công việc khác trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào thì người lao động bị xử phạt đối với hành vi không lập văn bản đồng ý khi điều chuyển người lao động?
- Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi điều chuyển người lao động trên 60 ngày mà không có sự đồng ý bằng văn bản là gì?
Người lao động được điều chuyển đi làm công việc khác trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp người lao động được điều chuyển như sau:
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi:
- Gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm;
- Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Sự cố điện, nước;
- Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi điều chuyển người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Trường hợp điều chuyển người lao động đi làm công việc khác không có văn bản đồng ý thì có vi phạm hay không? (hình từ internet)
Trường hợp nào thì người lao động bị xử phạt đối với hành vi không lập văn bản đồng ý khi điều chuyển người lao động?
Cũng theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
Trường hợp người sử dụng lao động muốn điều chuyển người lao động trong thời hạn nhiều hơn 60 ngày, thì phải lập văn bản đảm bảo có sự đồng ý của người lao động.
Như vậy, Người lao động được coi là vi phạm khi yêu cầu người sử dụng lao động điều chuyển làm công việc khác quá 60 ngày mà không có văn bản đồng ý kể cả trường hợp người lao động đồng ý điều chuyển công việc.
Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi điều chuyển người lao động trên 60 ngày mà không có sự đồng ý bằng văn bản là gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 5 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
b) Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm việc ở địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác và buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi người sử dụng lao động không không có văn bản đồng ý của người lao động khi chuyển theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người sử dụng lao động khắc phục hậu quả bằng việc bố trí người lao động làm công việc đúng với hợp đồng lao động đã giao kết.
Lưu ý: Căn cứ Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?