Trước khi đưa máy sàng lưới chuyển động trong nhà máy tuyển khoáng vào làm việc phải kiểm tra những gì?
Trước khi đưa máy sàng lưới chuyển động trong nhà máy tuyển khoáng vào làm việc phải kiểm tra những gì?
Căn cứ Điều 40 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Vận hành máy sàng lưới chuyển động
1. Trước khi đưa máy sàng vào làm việc phải kiểm tra:
a) Các thiết bị đã được bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt theo đúng quy định;
b) Lắp đặt đúng khung sàng và mặt lưới sàng, độ căng của cáp treo, lò xo và độ ổn định của các ốc vít;
c) Độ chắc chắn của bộ lệch tâm (đối với sàng chấn động);
d) Cấp nước đúng chỗ và đủ cho nước rửa (khi sàng ướt);
e) Đảm bảo hệ thống âm thanh và ánh sáng;
g) Không có vật lạ và các dụng cụ trên mặt lưới sàng và khung sàng.
2. Khi máy sàng làm việc, phải thực hiện đúng nội quy an toàn, quy trình vận hành của máy.
3. Chỉ tiến hành cấp liệu cho máy sàng khi máy đã hoạt động ổn định.
4. Thường xuyên phải kiểm tra kỹ thuật an toàn máy sàng gồm: bệ đỡ, cáp treo sàng, gông kẹp đầu cáp, trục lệch tâm, bánh đà, độ căng lò xo, độ thăng bằng của thân sàng, tiếng ồn từ các bộ phận truyền động, tình trạng lưới.
5. Khi dừng máy sàng, trước hết phải ngừng máy cấp liệu, để vật liệu đi hết ra khỏi sàng rồi mới dừng máy sàng.
6. Để đảm bảo an toàn khi vận hành máy sàng nghiêm cấm:
a) Khởi động máy sàng khi không có hoặc thiếu che chắn bảo hiểm;
b) Thực hiện các công việc liên quan đến sửa chữa, bôi trơn vòng bi, căng mặt lưới sàng, hãm chốt, vặn bulông khi máy sàng đang chạy;
c) Thay thế và tháo dây cu roa cho bộ truyền động khi máy sàng làm việc;
d) Làm sạch và thay thế lưới sàng khi máy sàng làm việc;
e) Loại bỏ che chắn bảo vệ khi máy sàng đang làm việc.
Theo đó, trước khi đưa máy sàng trong nhà máy tuyển khoáng vào làm việc phải kiểm tra:
- Các thiết bị đã được bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt theo đúng quy định.
- Lắp đặt đúng khung sàng và mặt lưới sàng, độ căng của cáp treo, lò xo và độ ổn định của các ốc vít.
- Độ chắc chắn của bộ lệch tâm (đối với sàng chấn động).
- Cấp nước đúng chỗ và đủ cho nước rửa (khi sàng ướt).
- Đảm bảo hệ thống âm thanh và ánh sáng.
- Không có vật lạ và các dụng cụ trên mặt lưới sàng và khung sàng.
Trước khi đưa máy sàng lưới chuyển động trong nhà máy tuyển khoáng vào làm việc phải kiểm tra những gì? (Hình từ Internet)
Bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng lưới chuyển động phải tuân thủ quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng lưới chuyển động
1. Khi bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng, xử lý sự cố kẹt sàng, mắc vật liệu hoặc làm vệ sinh công nghiệp trực tiếp trên mặt lưới sàng phải tuân theo quy định tại Điều 8 của Quy chuẩn này.
2. Quá trình sửa chữa máy sàng phải thực hiện đầy đủ các nội dung công việc và các biện pháp kỹ thuật an toàn theo quy định.
Theo đó, khi bảo dưỡng, sửa chữa máy sàng, xử lý sự cố kẹt sàng, mắc vật liệu hoặc làm vệ sinh công nghiệp trực tiếp trên mặt lưới sàng phải phải ngừng máy, cắt điện và treo biển "Cấm đóng điện" tại nơi đóng cắt điện của máy sàng lưới chuyển động.
Quá trình sửa chữa máy sàng lưới phải thực hiện đầy đủ các nội dung công việc và các biện pháp kỹ thuật an toàn theo quy định.
Để đảm bảo công tác an toàn thì các nhà máy tuyển khoáng hoạt động, sản xuất phải thực hiện các công việc gì?
Căn cứ Điều 173 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Tổ chức quản lý công tác an toàn nhà máy tuyển khoáng
Để đảm bảo công tác an toàn, các nhà máy tuyển khoáng hoạt động, sản xuất phải thực hiện các công việc chính như sau:
1. Thành lập hội đồng bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
2. Thành lập bộ phận kỹ thuật an toàn nhà máy tuyển khoáng trực thuộc giám đốc điều hành nhà máy.
3. Xây dựng quy chế quản lý và phân cấp quản lý về công tác an toàn, bảo hộ lao động.
4. Xây dựng quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống sét; quản lý, theo dõi đối với các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Lập, duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng quý, năm cùng với kế hoạch sản xuất.
6. Phổ biến các chính sách, chế độ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước hiện hành; các nội quy, quy chế về an toàn - bảo hộ lao động của ngành, của nhà máy tuyển khoáng đến người lao động.
7. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi, giám sát việc thực hiện.
8. Tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn - bảo hộ lao động cho người lao động.
9. Phải tổ chức học an toàn và hướng dẫn cho khách đến thăm quan, thực tập và làm việc tại nhà máy tuyển khoáng.
10. Tổ chức nghiệm thu về kỹ thuật và an toàn đối với tất cả công trình, máy, thiết bị sau lắp đặt, sửa chữa.
11. Tổ chức đo đạc quan trắc các yếu tố độc hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với giám đốc nhà máy tuyển khoáng các biện pháp quản lý, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
12. Tổ chức điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động, sự cố xảy ra ở nhà máy tuyển khoáng. Phối hợp các bộ phận liên quan đề xuất các giải pháp khắc phục.
13. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi của nhà máy tuyển khoáng và đề xuất các biện pháp khắc phục.
14. Tổng hợp và báo cáo với giám đốc nhà máy tuyển khoáng giải quyết kịp thời các đề xuất về công tác an toàn lao động của nhà máy và kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh kiểm tra.
15. Lập các báo cáo về an toàn, bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
16. Tổ chức làm việc an toàn:
a) Tổ chức nhật lệnh sản xuất đầu mỗi ca. Mỗi công việc phải có biện pháp kỹ thuật an toàn. Người ra lệnh và nhận lệnh phải ký sổ;
b) Kiểm tra an toàn vị trí làm việc, máy, trước khi thực hiện công việc. Trong khi làm việc kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng, nguyên nhân không an toàn;
c) Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra an toàn các công trình, máy, thiết bị, để kịp thời phát hiện và xử lý các hư hỏng.
Theo đó, để đảm bảo công tác an toàn, các nhà máy tuyển khoáng hoạt động, sản xuất phải thực hiện các công việc chính như quy định trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?