Trong 2026 phải hoàn thành sơ kết cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét đúng không?
Trong 2026 phải hoàn thành sơ kết cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét đúng không?
Căn cứ theo khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 Bộ Chính trị có nội dung:
Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, theo tiểu mục 3 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 918/QĐ-TTg năm 2024 về kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW và Nghị quyết 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội, trong đó nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27 như sau:
Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định, thời gian hoàn thành trong năm 2026.
Như vậy, trong năm 2026 Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết 27 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét, quyết định về việc thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn tới.
Xem thêm:
Bộ Nội vụ phải ban hành triển khai thực hiện danh mục vị trí việc làm vào năm 2025
Trong 2026 phải hoàn thành sơ kết cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cho phù hợp với thực tiễn để trình Trung ương xem xét đúng không?
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương xây dựng dựa trên những yếu tố nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì các yếu tố cụ thể để thiết kế 05 bảng lương mới gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy một trong các yếu tố xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương là bãi bỏ mức lương cơ sở xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể.
Khi bãi bỏ lương cơ sở thì mức lương cơ bản chiếm tỉ lệ ra sao?
Căn cứ theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
...
Theo đó khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì lương cơ bản chiếm tỉ lệ 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra thì các khoản phụ cấp sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và tiến hành bổ sung tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?