Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu tại năm 2025?
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu tại năm 2025?
Năm 2025, quy định về cách xếp lương cho viên chức giữ chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý được áp dụng theo Thông tư 05/2022/TT-BTP.
Theo đó, khoản 1 Điều 9 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định:
Cách xếp lương
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
b) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
c) Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lương 4.98).
...
Chiếu theo quy định trên, chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng 3 đang được áp dụng hệ số lương theo hệ số lương của viên chức loại A1, với hệ số lương từ 2.34 đến 4.98.
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu tại năm 2025?
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
...
Như vậy, nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 bao gồm:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
- Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
- Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng 3 và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
- Tham gia nghiên cứu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý ở địa phương; tham gia biên tập hoặc biên soạn chương trình, tài liệu hoặc tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp viên pháp lý 2017 quy định:
Miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;
e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo đó, trợ giúp viên pháp lý sẽ bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp viên pháp lý 2017;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
- Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
- Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp viên pháp lý 2017;
- Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?