Trợ cấp thôi việc tính thuế thu nhập cá nhân thế nào?

Tôi vừa nghỉ việc ở công ty, tôi có nhận được trợ cấp thôi việc nhưng nó thấp hơn mức tôi đã tính. Hỏi kế toán thì họ bảo do đã trừ thuế TNCN, không biết trợ cấp thôi việc có bắt buộc tính thuế TNCN hay không? Xin được tư vấn. Câu hỏi của anh Phong (Hải Dương).

Các khoản trợ cấp nào sẽ tính thuế thu nhập cá nhân?

Lý do chính để đóng thuế thu nhập cá nhân là để đóng góp cho các hoạt động công cộng, bao gồm các dịch vụ công cộng và phát triển kinh tế của quốc gia. Thông qua việc thu thuế, chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ công cộng miễn phí hoặc giảm giá cho người dân, bao gồm các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh, giao thông vận tải, chăm sóc xã hội và nhiều dịch vụ khác.

Do đó các trợ cấp cũng không nằm ngoài các khoản tiền phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Các khoản trợ cấp tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản trợ cấp tính thuế thu nhập cá nhân (Hình từ internet)

Trợ cấp thôi việc có bắt buộc tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nêu trên thì trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế tức trợ cấp thôi việc có tính thuế tncn. Còn không vượt mức thì sẽ không tính vào thuế TNCN.

Như vậy trợ cấp thôi việc thấp hơn so với mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn mà công ty vẫn trừ tiền cũng như không chứng minh được số tiền đã trừ thì người lao động gửi đơn khiếu nại lần đầu đến công ty nếu công ty không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định của công ty thì có thể tiếp tục khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết.

Bên cạnh đó, nội dung quy định trên được hướng dẫn, giải đáp bởi Công văn 6553/CT-TTHT năm 2018 như sau:

- Đối với khoản trợ cấp thôi việc chi trả theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động.

- Đối với khoản tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc (ngoài quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động), tiền thưởng, tiền nghỉ phép chưa sử dụng nếu từ 2.000.000 đồng trở lên thì Văn phòng khấu trừ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo mức 10% trên tổng thu nhập chi trả.

Thời gian nhận trợ cấp thôi việc là khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Như vậy, thời gian nhận trợ cấp thôi việc của người lao động khi đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo Luật định và không thuộc các trường hợp nêu trên.

Trợ cấp thôi việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc có được miễn án phí Tòa án không?
Lao động tiền lương
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nhận trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Lao động tiền lương
08 trường hợp người lao động nghỉ việc được nhận trợ cấp thôi việc là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc có phải đóng tiền tạm ứng án phí không?
Lao động tiền lương
Thời gian nào không được dùng để tính hưởng trợ cấp thôi việc?
Lao động tiền lương
Lao động thử việc có được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hay không?
Lao động tiền lương
Chấm dứt hợp đồng nhưng không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tính trợ cấp thôi việc cho người lao động trong những khoảng thời gian nào?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc có tính những tháng lẻ hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp thôi việc
49,741 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp thôi việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào