Trình tự đình công thực hiện thông qua mấy bước?
Trình tự đình công thực hiện thông qua mấy bước?
Căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 quy định trình tự đình công gồm 3 bước như sau:
- Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019
- Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động 2019
- Tiến hành đình công.
Trình tự đình công thực hiện thông qua mấy bước? (Hình từ Internet)
Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định này, người lao động cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu người lao động vi phạm quy định này.
Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm bị xử phạt ra sao?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
c) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;
d) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về đình công.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó, người lao động có hành vi cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 1 - 2 triệu đồng.
Người lao động có quyền không tham gia đình công không?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức người lao động được quyết định như sau:
Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
1. Người lao động được quyết định những nội dung sau:
a) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
b) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
d) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
đ) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
2. Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động được quyết định tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được quyền không tham gia đình công.
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Chính thức toàn bộ 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mở rộng quan hệ tiền lương để làm gì?
- Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày mấy âm lịch 2024? Người làm công tác phổ biến pháp luật cho người khuyết tật không hưởng lương thì được hưởng chính sách gì?
- Hạn chót tháng 12/2024, điều chỉnh lương hưu cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc báo cáo cấp có thẩm quyền mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương?
- Bộ Chính trị yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện cải cách tiền lương qua các nhiệm vụ chủ yếu nào?