Trình độ chuyên môn phù hợp cần khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Trình độ chuyên môn phù hợp cần khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP có quy định khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phải có trình độ chuyên môn phù hợp cụ thể như sau:
Đối với hoạt động khảo sát xây dựng:
- Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;
- Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.
Đối với thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.
Đối với thiết kế xây dựng
- Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
- Thiết kế cơ - điện công trình: chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
- Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước.
- Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;
- Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;
- Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;
- Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.
Đối với giám sát thi công xây dựng
- Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;
- Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.
Đối với định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.
Đối với quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.
Trình độ chuyên môn phù hợp cần khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cá nhân là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
...
5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
...
Như vậy, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cá nhân là 05 năm.
Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng không quá 05 năm và sẽ được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng bao gồm:
- Đối với chứng chỉ hành nghề hạng I: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp
- Đối với chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III: Sở Xây dựng cấp
- Chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong trường hợp:
+ Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động xây dựng, có phạm vi hoạt động trên cả nước;
+ Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội và phê duyệt điều lệ hội;
+ Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?