Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 2024 vào thời gian nào? Chế độ, chính sách đối với NLĐ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ra sao?
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 2024 vào thời gian nào?
Theo thông tin từ Ban tổ chức, triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 2024 với chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”.
Triển lãm cũng sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.
Về một số hoạt động chính dự kiến tại triển lãm, trong lễ khai mạc có bay chào mừng của Lực lượng Không quân; trình diễn của Lực lượng Đặc công.
Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm quốc phòng, an ninh của các công ty công nghiệp quốc phòng; trong đó có sản phẩm do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo; vũ khí, trang bị kỹ thuật nổi bật, hiện đại có trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có giao lưu, trao đổi, thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan, đơn vị với doanh nghiệp; doanh nghiệp với doanh nghiệp; hội thảo chuyên đề kỹ thuật quân sự; các hoạt động giới thiệu thành tựu kinh tế kết hợp quốc phòng...
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần này được tổ chức tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội) từ ngày 19-22/12/2024.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024 là dịp để Bộ Quốc phòng giới thiệu những sản phẩm quốc phòng mới được các doanh nghiệp quốc phòng trong nước nghiên cứu, sản xuất.
Đây cũng là hình thức thúc đẩy hợp tác quốc phòng, chia sẻ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với các nước, các đối tác quốc tế.
Đây cũng là một trong nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Đây là lần thứ hai, Bộ Quốc phòng tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam. Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất được Bộ Quốc phòng tổ chức năm 2022.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 2024 vào thời gian nào? Chế độ, chính sách đối với NLĐ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ, chính sách đối với NLĐ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và căn cứ vào năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi về người có công với cách mạng; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Nhà nước bố trí kinh phí để đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động biên chế theo các dây chuyền sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng vận hành theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng gồm::
- Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
- Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
- Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?