Trang thiết bị cần sử dụng của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
- Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
- Trang thiết bị cần sử dụng của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
- Người lao động tham gia vào các vị trí việc làm nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thực hiện các công việc cụ thể nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
Nghề Nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt là nghề tổ chức thực hiện các công việc sản xuất giống, nuôi thương phẩm và phòng, trị bệnh cho một số động vật thủy sản (ĐVTS) nước ngọt có giá trị kinh tế, bao gồm các công việc từ khâu tuyển chọn ĐVTS bố mẹ đưa vào nuôi vỗ; cho ĐVTS bố mẹ sinh sản; ấp trứng ĐVTS; ương giống ĐVTS; chuẩn bị nơi ấp trứng, nơi ương nuôi ĐVTS; chọn và thả giống ĐVTS; quản lý môi trường ương, nuôi ĐVTS; sử dụng thức ăn trong ương nuôi ĐVTS; thu hoạch và vận chuyển ĐVTS; thực hiện biện pháp phòng, trị bệnh ĐVTS nước ngọt; sử dụng phòng thí nghiệm thủy sản hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường, chẩn đoán bệnh và cuối cùng là tham gia tư vấn, dịch vụ thủy sản và thiết kế trang trại NTTS nước ngọt.
- Phạm vi và vị trí việc làm:
Tại các đơn vị sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ NTTS nước ngọt và các cơ quan quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt ở Việt Nam, làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, đào tạo kỹ thuật viên bậc dưới tại cơ sở…
- Các nhiệm vụ chính:
+ Nuôi vỗ ĐVTS bố mẹ;
+ Sử dụng chất kích thích sinh sản cho ĐVTS;
+ Cho ĐVTS sinh sản;
+ Thu và ấp trứng ĐVTS;
+ Chuẩn bị nơi ương nuôi ĐVTS;
+ Chuẩn bị và sử dụng thức ăn trong quá trình nuôi vỗ, ương giống và nuôi
+ Kiểm tra và xử lý biến động của một số yếu tố môi trường trong ương giống, nuôi vỗ và nuôi thương phẩm ĐVTS;
+ Thực hiện một số biện pháp phòng bệnh cho ĐVTS;
+ Chẩn đoán và trị bệnh cho ĐVTS;
+ Thu hoạch và vận chuyển ĐVTS.
- Điều kiện, môi trường và bối cảnh thực hiện công việc: Kỹ thuật viên nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt cần có sức khỏe tốt, biết bơi, đáp ứng được điều kiện làm việc chịu sự tác động lớn của thiên nhiên như: mưa, bão, lũ ... Công việc có tính độc lập tương đối, vì vậy, người công nhân phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ, có tay nghề chuyên môn vững và khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt.
Trang thiết bị cần sử dụng của nghề Nuôi trồng thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm gì?
Trang thiết bị cần sử dụng của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì trang thiết bị cần sử dụng của nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
- Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: được thiết kế, bố trí các khu vực cho ĐVTS sinh sản, khu ấp trứng, khu ương giống, khu nuôi vỗ và nuôi thương phẩm ĐVTS, khu văn phòng, khu thí nghiệm... một cách khoa học, an toàn. Đảm bảo các qui định về điều kiện hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt, xử lý nước thải và phòng chống cháy nổ.
- Phòng thực hành:phân tích môi trường, bệnh học thuỷ sản: đảm bảo sắp xếp dụng cụ, trang thiết bị khoa học, có điều kiện chiếu sáng và thông gió tốt, đảm bảo quy định về phòng chống cháy nổ.
- Thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ĐVTS: máy bơm nước, máy sục khí, máy chế biến thức ăn, máy cho ăn tự động, máy đo môi trường, bình oxy, hệ thống bể sinh sản, hệ thống ấp trứng, hệ thống bể ương...
Người lao động tham gia vào các vị trí việc làm nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thực hiện các công việc cụ thể nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì người lao động tham gia vào các vị trí việc làm nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thực hiện các công việc cụ thể như sau:
Các vị trí việc làm phổ biến của nghề NTTS nước ngọt bao gồm: Sản xuất giống ĐVTS nước ngọt; Nuôi thương phẩm ĐVTS nước ngọt; Phòng, trị bệnh và kiểm dịch ĐVTS nước ngọt; Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thủy sản; Tư vấn, dịch vụ thủy sản và thiết kế trang trại NTTS nước ngọt.
Người lao động tham gia vào các vị trí việc làm của nghề thực hiện các công việc cụ thể như sau:
- Sản xuất giống ĐVTS nước ngọt: thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức sản xuất giống ĐVTS phù hợp với đối tượng, mùa vụ và quy mô sản xuất của đơn vị; thực hiện các công việc: chuẩn bị nơi nuôi vỗ, ấp trứng và ương giống ĐVTS; chọn ĐVTS bố mẹ đưa vào nuôi vỗ; chuẩn bị và sử dụng thức ăn cho ĐVTS bố mẹ; kiểm tra mức độ thành thục của ĐVTS bố mẹ; chọn ĐVTS bố mẹ cho tham gia sinh sản; sử dụng chất kích thích sinh sản; cho ĐVTS bố mẹ sinh sản; thu, ấp trứng ĐVTS; ương giống ĐVTS; chuẩn bị và sử dụng thức ăn phù hợp với đối tượng và giai đoạn nuôi vỗ, giai đoạn ương giống; xác định và xử lý biến động của một số yếu tố môi trường; kiểm tra và xử lý địch hại trong ương giống ĐVTS; thu hoạch, lưu giữ và vận chuyển ĐVTS đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.
- Nuôi thương phẩm ĐVTS nước ngọt: thực hiện lập kế hoạch và tổ chức sản xuất nuôi thương phẩm ĐVTS phù hợp với mùa vụ và quy mô sản xuất của đơn vị; chọn ĐVTS giống có chất lượng tốt; chuẩn bị và sử dụng thức ăn thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, tập tính sử dụng thức ăn của loài; kiểm tra và xử lý một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của ĐVTS cũng như thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống nuôi ĐVTS thương phẩm; thu hoạch, lưu giữ và vận chuyển ĐVTS thương phẩm nhằm tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Phòng, trị bệnh và kiểm dịch ĐVTS nước ngọt: thực hiện các biện pháp kiểm soát mầm bệnh trong hệ thống nuôi, nâng cao sức khỏe của ĐVTS, quản lý môi trường nuôi luôn ổn định, phù hợp để phòng bệnh cho ĐVTS; nhận biết và sử dụng một số loại thuốc, hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường trong NTTS nước ngọt; thu mẫu, chẩn đoán và trị bệnh cho ĐVTS nước ngọt đảm bảo an toàn và hiệu quả; thực hiện các thủ tục pháp lý đáp ứng yêu cầu kiểm dịch ĐVTS trước khi vận chuyển đi nơi khác và xuất bán.
- Tư vấn, dịch vụ thủy sản và thiết kế trang trại NTTS nước ngọt: thực hiện tư vấn cho lãnh đạo đơn vị hoặc cho khách hàng của đơn vị về đánh giá chất lượng và chọn con giống ĐVTS; tư vấn về chọn và sử dụng thức ăn; chọn và sử dụng dụng cụ, thiết bị, thuốc, hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường trong NTTS nước ngọt và giải pháp tiêu thụ sản phẩm thủy sản; tư vấn thiết kế mặt bằng tổng thể của trại NTTS nước ngọt cũng như tư vấn xây dựng khu sinh sản nhân tạo, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè phục vụ ương, nuôi ĐVTS.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?