Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?

Thừa phát lại có phải mặc trang phục Thừa phát lại khi hành nghề không? Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?

Thừa phát lại có phải mặc trang phục Thừa phát lại khi hành nghề không?

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:

Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Theo đó, Thừa phát lại có nghĩa vụ mặc trang phục Thừa phát lại khi hành nghề.

Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?

Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?

Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 05/2020/TT-BTP về hướng dẫn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quy định:

Quy định chung về trang phục Thừa phát lại
1. Trang phục Thừa phát lại bao gồm: Trang phục thu đông, trang phục xuân hè, mũ mềm, biển tên, biểu tượng, cà vạt, thắt lưng, giày, tất chân.
Chi tiết mẫu trang phục Thừa phát lại được thể hiện bằng hình ảnh tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất liệu trang phục Thừa phát lại phải bảo đảm thẩm mỹ, sang trọng.

Theo đó, trang phục Thừa phát lại bao gồm: Trang phục thu đông, trang phục xuân hè, mũ mềm, biển tên, biểu tượng, cà vạt, thắt lưng, giày, tất chân.

Thừa phát lại cần đáp ứng những quy tắc chung nào về đạo đức nghề nghiệp?

Căn cứ tại Chương 1 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định:

Điều 1. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội
Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Điều 2. Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật
1. Thừa phát lại phải thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, tự giác tuân thủ quy định của Quy tắc này trong hành nghề.
2. Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao chính xác, đầy đủ, trách nhiệm và có thái độ độc lập, khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật.
Điều 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp
1. Thừa phát lại có trách nhiệm tôn trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp.
2. Thừa phát lại phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.
3. Thừa phát lại phải mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
Điều 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
1. Thừa phát lại phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; chủ động học hỏi để trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng công việc, phục vụ người yêu cầu.
2. Thừa phát lại phải tận tâm với công việc; sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đầy đủ các yêu cầu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Điều 5. Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc
1. Thừa phát lại có trách nhiệm giữ bí mật, hướng dẫn thư ký nghiệp vụ, nhân viên của Văn phòng mình giữ bí mật các thông tin trong hồ sơ công việc và tất cả thông tin biết được về nội dung công việc trong và sau khi giải quyết yêu cầu. Trường hợp cung cấp thông tin về việc thực hiện công việc cho người khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thừa phát lại có trách nhiệm bảo quản cẩn thận hồ sơ công việc trong quá trình giải quyết các yêu cầu, bàn giao đầy đủ hồ sơ công việc để lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thừa phát lại cần đáp ứng những quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội;

- Bảo đảm thượng tôn pháp luật, độc lập, khách quan, tôn trọng sự thật;

- Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp;

- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân;

- Bảo mật thông tin, bảo quản hồ sơ công việc.

Trang phục Thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trang phục Thừa phát lại bao gồm những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trang phục Thừa phát lại
395 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang phục Thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trang phục Thừa phát lại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào