Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì?

Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp nào? Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì?

Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.

Ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019. Số lượng thành viên nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 bao gồm:

+ Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc.

+ Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

+ Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;

+ Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;

+ Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019;

+ Việc áp dụng quy định tại Điều 176 Bộ luật Lao động 2019 đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

+ Nội dung khác (nếu có).

- Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;

- Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc;

- Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì?

Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại trong các trường hợp sau:

- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

- Khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên;

- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42,44,93,104,118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên người sử dụng lao động và người lao động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về số lượng, thành phần tham gia đối thoại như sau:

(1) Bên người sử dụng lao động

Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

(2) Bên người lao động

- Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

+ Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

+ Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;

+ Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;

+ Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;

+ Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

+ Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

- Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.

Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trách nhiệm tổ chức đối thoại của người sử dụng lao động tại nơi làm việc gồm những gì?
Lao động tiền lương
Không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi người lao động có yêu cầu thì bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Yêu cầu đối thoại của người lao động phải được sự đồng ý của ít nhất bao nhiêu thành viên đại diện?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền chủ động bố trí thời gian tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc hay không?
Lao động tiền lương
Không tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Có phải tổ chức đối thoại khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc không?
Lao động tiền lương
Thời gian tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu một lần?
Lao động tiền lương
Thời gian định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hiện nay có khác gì so với Bộ luật Lao động 2012?
Lao động tiền lương
Có phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
47 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào