Trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc cho người bệnh là gì?

Trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc cho người bệnh là gì?

Trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc cho người bệnh là gì?

Căn cứ tại Điều 63 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Sử dụng thuốc trong điều trị
1. Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc; không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;
b) Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;
c) Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;
d) Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

Theo đó, khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:

- Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng và số lượng khi nhận thuốc;

- Kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh;

- Đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

Trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc cho người bệnh là gì?

Trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc cho người bệnh là gì?

Người hành nghề khám chữa bệnh có những quyền gì?

Căn cứ tại mục 5 Chương 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

QUYỀN CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
Điều 39. Quyền hành nghề
1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 40. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Điều 41. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
1. Được đào tạo, phát triển năng lực chuyên môn.
2. Được cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
3. Được tham gia bồi dưỡng, trao đổi thông tin về chuyên môn, kiến thức pháp luật về y tế.
Điều 42. Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Điều 43. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhưng phải báo cáo ngay với người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.

Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh có những quyền sau đây:

- Quyền hành nghề;

- Quyền từ chối khám chữa bệnh;

- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn;

- Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa.

- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám chữa bệnh.

Người hành nghề khám chữa bệnh có được đăng ký hành nghề ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh không?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...

Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám chữa bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh.

Người hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
06 Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp mà người hành nghề khám chữa bệnh cần tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám chữa bệnh có bị cấm hành nghề khi đang hưởng án treo không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị cấm bán thuốc dưới mọi hình thức đúng không?
Lao động tiền lương
Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề khi nào?
Lao động tiền lương
Quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề thuộc LLVT phải chấp hành quyết định huy động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có tình trạng khẩn cấp đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang bắt buộc phải có giấy phép hành nghề đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang được từ chối khám bệnh trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người hành nghề khám chữa bệnh
296 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người hành nghề khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người hành nghề khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào