Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc theo QCVN 02:2019/BYT quy định như thế nào?
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc theo QCVN 02:2019/BYT quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 4 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc quy định như sau:
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với bụi phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:
Định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động bằng cách cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hậu quả và cải thiện tình trạng hiện tại.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc theo QCVN 02:2019/BYT quy định như thế nào?
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc như sau:
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Bảng 1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi amiăng tại nơi làm việc
Đơn vị: sợi/mL
STT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1 | Serpentine (chrysotile) | 0,1 |
2 | Amphibole | 0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Bảng 2. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
TT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1. | Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần | 0,3 |
2. | Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp | 0,1 |
Xác định nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần và hô hấp
Trong đó:
- CTP (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần, đơn vị mg/m3
- CHH (mg/m3): Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp, đơn vị mg/m3
Hàm lượng silic tự do được xác định trong mẫu bụi lắng, bụi toàn phần hoặc bụi hô hấp.
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Bảng 3. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi không chứa silic tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
Nhóm | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) | |
Bụi toàn phần | Bụi hô hấp | Bụi toàn phần | Bụi hô hấp |
1 | Talc, nhôm, bentonit, diatomit, pyrit, graphit, cao lanh, than hoạt tính. | 2,0 | 1.0 |
2 | Bakelit, oxit sắt, oxit kẽm, dioxit titan, silicat, apatit, baril, photphatit, đá vôi, đá trân châu, đá cẩm thạch, xi măng Portland | 4,0 | 2,0 |
3 | Bụi nguồn gốc từ thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, ngũ cốc, gỗ. | 6,0 | 3,0 |
4 | Bụi hữu cơ và vô cơ không có quy định khác. | 8,0 | 4,0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Bảng 4. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi bông tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
STT | Tên chất | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) |
1 | Bụi bông | 1,0 |
Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi than tại nơi làm việc
Bảng 5. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi than tại nơi làm việc
Đơn vị: mg/m3
STT | Thông số | Giới hạn tiếp xúc ca làm việc (TWA) | Hàm lượng silic tự do |
1 | Bụi than toàn phần | 3,0 | Nhỏ hơn hoặc bằng 5% |
2 | Bụi than hô hấp | 2,0 |
Khi hàm lượng silic tự do trong bụi than lớn hơn 5% thì giới hạn tiếp xúc cho phép được quy định theo bụi silic.
Hàm lượng silic tự do được xác định trong bụi toàn phần, bụi hô hấp hoặc bụi lắng.
Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi?
Căn cứ Mục 5 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định trong việc thực hiện quản lý nồng độ bụi tại nơi làm việc như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện quy chuẩn này.
2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản pháp quy được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
Như vậy, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?