Trả lương thử việc có thể cao hơn 85% lương chính thức được không?
Trả lương thử việc có thể cao hơn 85% lương chính thức được không?
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc trả lương thử việc cao hơn 85% có thể là một chiến lược hiệu quả để thu hút những ứng viên chất lượng. Sự linh hoạt trong thỏa thuận lương thử việc có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Chiếu theo quy định trên, việc trả lương thử việc cao hơn 85% lương chính thức hoàn toàn có thể xảy ra và không bị cấm bởi vì pháp luật cho phép người sử dụng lao động và người lao động có quyền tự do thỏa thuận mức lương thử việc, miễn là nó không thấp hơn mức tối thiểu đã được quy định.
>> Thời gian thử việc là 3 tháng thì có vi phạm pháp luật không?
Trả lương thử việc có thể cao hơn 85% lương chính thức được không?
Thời gian thử việc tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chiếu theo quy định trên, khi thỏa thuận thử việc, tùy vào tính chất và độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc một lần đối với một công việc cũng khác nhau, cụ thể thời gian thử việc tối đa cho từng loại công việc như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc làm khi chấm dứt hợp đồng thử việc?
Tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chiếu theo quy định trên ,công ty chỉ phải trả trợ cấp mất việc làm khi người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật lao động 2019.
Trong khi đó, thời gian thử việc của người lao động tối đa chỉ là 6 tháng đối với người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, công ty sẽ không phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng thử việc.
Hợp đồng thử việc phải đảm bảo các nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
Thử việc
...
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:
- Thời gian thử việc;
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?