Trả lời email nhận việc như thế nào cho chuyên nghiệp?
Trả lời email nhận việc như thế nào cho chuyên nghiệp?
Trả lời email nhận việc là một bước hết sức quan trọng để thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự và quyết định của bạn đối với công ty và vị trí ứng tuyển.
Bạn không chỉ cần sự khéo léo khi trả lời thư mời phỏng vấn, mà ngay cả khi trả lời email nhận việc, bạn cũng nên biết cách phản hồi sao cho thông minh, thể hiện sự chuyên nghiệp, nhất là trong trường hợp bạn muốn từ chối mà không gây mất thiện cảm.
Tùy thuộc vào quyết định của bạn mà nội dung và cách trả lời email nhận việc cần được soạn thảo sao cho phù hợp và lịch sự. Bạn nên trả lời email nhận việc càng sớm càng tốt, và tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã gửi thư mời nhận việc cho bạn.
- Chấp nhận hoặc từ chối lời mời một cách rõ ràng và chân thành, đồng thời thể hiện sự yêu thích, hứng thú hoặc lý do của bạn.
- Xác nhận lại các thông tin liên quan đến công việc, như vị trí, mức lương, ngày bắt đầu làm việc, để tránh những hiểu lầm hoặc sai sót.
- Đàm phán thêm về các điều khoản nếu bạn có mong muốn hoặc yêu cầu khác, nhưng phải hợp lý và khả thi, tránh đưa ra những yêu cầu quá cao hoặc không liên quan.
- Hỏi thêm về những điều cần chuẩn bị khi nhận việc, như giấy tờ, hồ sơ, hay các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.
Trả lời email nhận việc như thế nào cho chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)
Một số mẫu trả lời email nhận việc chuyên nghiệp?
* Mẫu email đồng ý thư mời nhận việc
Tiêu đề thư trả lời nhận việc: Email đồng ý nhận việc… (tên công việc) -… (tên người gửi)
Kính gửi Quý công ty [Tên công ty],
Tôi rất vui mừng khi nhận được lời mời làm việc của Quý công ty, cảm ơn Quý công ty đã dành cho tôi cơ hội quý giá này. Tôi xin xác nhận đồng ý làm việc tại vị trí [Vị trí công việc] và cam kết sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Như được đề cập trong thư mời làm việc, tôi sẽ bắt đầu làm việc tại công ty vào ngày [Ngày bắt đầu] và chấp nhận mức lương [Mức lương] và các đãi ngộ khác của công ty như [Chính sách đãi ngộ].
Tuy nhiên, tôi muốn thảo luận thêm với Quý công ty về [Vấn đề cần đàm phán]. Hy vọng Quý công ty có thể cân nhắc nguyện vọng này của tôi.
Nếu có bất cứ điều gì hoặc giấy tờ cần chuẩn bị trước cho buổi nhận việc, Quý công ty vui lòng thông báo cho tôi để tôi có thể chuẩn bị được tốt nhất.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn Quý công ty vì cơ hội này!
Trân trọng,
Ký tên
(Email – số điện thoại liên hệ)
* Mẫu email từ chối thư mời nhận việc
Tiêu đề: (Tên người gửi) – Thư trả lời lời mời làm việc tại vị trí…. (tên vị trí công việc)
Kính gửi [tên người liên hệ],
Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty về lời mời nhận việc cho vị trí [tên vị trí công việc] tại công ty [tên công ty].
Tôi rất trân trọng sự quan tâm và tin tưởng mà công ty đã dành cho tôi. Tuy nhiên, tôi đã [giải thích lý do từ chối một cách lịch sự và chân thành, ví dụ: tôi đã nhận được một cơ hội khác phù hợp với sự phát triển sự nghiệp của tôi/ sau khi phỏng vấn tôi cảm thấy định hướng của công ty không phù hợp với bản thân mình trong tương lai…]. Vì vậy, tôi rất tiếc khi phải từ chối và không thể nhận lời làm việc cùng quý công ty.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến [tên người liên hệ] và toàn bộ đội ngũ của công ty [tên công ty]. Tôi chân thành chúc cho công ty [tên công ty] và các thành viên trong đội ngũ sẽ tiếp tục thành công và phát triển.
Trong tương lai, tôi hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác cùng quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng,
[Kí tên]
Đối với mẫu email chối nhận việc, tùy vào từng lý do cụ thể mà ứng viên có thể thay đổi nội dung thư trả lời nhận việc sao cho phù hợp.
Người lao động phải cung cấp thông tin gì khi ký hợp đồng lao động?
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.
- Nơi cư trú.
- Trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề.
- Xác nhận tình trạng sức khỏe.
- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?