Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025 theo chỉ thị của Thủ tướng, cụ thể ra sao?
Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025 theo chỉ thị của Thủ tướng, cụ thể ra sao?
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kì tháng 11 năm 2024, tổ chức vào ngày 07/12/2024.
Tại Mục 27 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 233/NQ-CP năm 2024,
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng cường phát triển bền vững độ bao phủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; xem xét, thực hiện theo thẩm quyền việc tổ chức chi trả 2 tháng lương hưu (tháng 1 và tháng 2 năm 2025) cùng với trợ cấp bảo hiểm xã hội trong kỳ chi trả tháng 1 năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và địa phương chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 để nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão, góp phần ổn định đời sống Nhân dân.
Như vậy, dự kiến có thể sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025 (tháng 1 và tháng 2 năm 2025) vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025 nhằm tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách vui Xuân, đón Tết.
Nhiều năm qua, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng thực hiện việc trả gộp 2 tháng lương hưu vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền cho người hưởng.
Cụ thể, năm 2024, để tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội vui Tết cổ truyền, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Công văn 4210/BHXH-TCKT năm 2023 về việc cấp kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1 và tháng 2/2024 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, để chi trả đến người hưởng vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2024, bao gồm cả người hưởng nhận bằng tiền mặt và nhận qua tài khoản cá nhân.
>> Tải đầy đủ Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: CHI TIẾT
Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết Nguyên đán 2025 theo chỉ thị của Thủ tướng, cụ thể ra sao?
Mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu có tăng lên không?
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 159/2024/QH15 của về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 tại kỳ họp thứ 8, ngày 13 tháng 11 năm 2024.
Tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 có quy định như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
...
Theo đó, Quốc hội quyết nghị trong năm 2025 chưa thực hiện tăng lương hưu cho người nghỉ hưu.
Tuy nhiên, Quốc hội có giao nhiệm vụ cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương hưu trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15)
Như vậy, Quốc hội quyết nghị chưa tăng lương hưu trong năm 2025 cho người nghỉ hưu. Điều này đồng nghĩa với việc mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu vẫn sẽ được hưởng theo mức tăng trước đó tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Cụ thể tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ 1/7/2024 chốt tăng lương hưu lên 15% và thêm 02 mức tăng cho một số đối tượng, cụ thể như sau:
* Tăng lương hưu lên 15%:
Từ ngày 1/7/2024 điều chỉnh tăng lương hưu thêm 15% trên mức lương hưu hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với 09 nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
* Thêm 02 mức tăng:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ 1/7/2024 sẽ có 07 nhóm đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nghỉ hưởng lương hưu trước ngày 01/01/1995, sau khi điều chỉnh tăng lương hưu 15% trên mức lương hưu của tháng 6/2024, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng lương hưu tối đa lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng, cụ thể tăng thêm theo 2 mức tăng sau đây:
+ Mức 1: tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
+ Mức 2: tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Công thức tính lương hưu từ 1/7/2025 ra sao?
Tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
2. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng là người lao động thuộc một số nghề, công việc đặc biệt đặc thù trong lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.
3. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 65 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
...
Và tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 công thức tính lương hưu (kể cả tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện) như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?