Tra cứu số BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế được không?
Hồ sơ xin cấp mã số BHXH lần đầu của người lao động bao gồm những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, có tiết bị bãi bỏ bởi khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Theo quy định trên, để được cấp mã số BHXH lần đầu thì người lao động cần chuẩn bị đầy các loại hồ sơ sau:
- Tờ khai TK1 - TS về việc tham gia bảo hiểm xã hội;
- Giấy tờ chứng minh mức hưởng nếu xét thấy bản thân được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn;
Nếu người lao động làm việc ở nước ngoài muốn đăng ký mã số BHXH thì cần nộp:
- Tờ khai TK1 - TS về việc tham gia bảo hiểm xã hội;
- Hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, hoặc;
- Hợp đồng được gia hạn kèm văn bản gia hạn hoặc hợp đồng được ký mới tại nơi tiếp nhận lao động.
Tra cứu số BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế được không? (Hình từ Internet)
Tra cứu số BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế được không?
Tại Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
...
Theo đó, mã số bảo hiểm xã hội được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế.
Đồng thời, tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định về việc tra cứu số BHXH trên thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
...
Theo đó, trên thẻ bảo hiểm y tế, dãy số gồm 10 ký tự cuối ở phần mã số chính là mã số BHXH. Vì vậy, cá nhân chỉ cần kiểm tra trên thẻ bảo hiểm y tế là có thể tra cứu số BHXH của mình.
Công ty phải đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động vào thời điểm nào?
Tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?