Tốt nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng?

Cho tôi hỏi phải tót nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng? Câu hỏi từ chị Đào (Phú Yên).

Mã số ngạch của kiểm soát viên ngân hàng là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về chức danh và mã số ngạch các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng, cụ thể như sau:

Chức danh và mã số ngạch các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng, gồm:
1. Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng Mã số: 07.044
2. Kiểm soát viên chính ngân hàng Mã số: 07.045
3. Kiểm soát viên ngân hàng Mã số: 07.046
4. Thủ kho, thủ quỹ ngân hàng Mã số: 07.048
5. Nhân viên Tiền tệ - Kho quỹ Mã số: 07.047

Theo đó, kiểm soát viên ngân hàng có mã số ngạch là 07.046

Tốt nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng?

Tốt nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng? (Hình từ Internet)

Tốt nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định về ngạch kiểm soát viên ngân hàng, cụ thể như sau:

Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
1. Chức trách
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, quy chế, kế hoạch về kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán trong phạm vi được phân công; kiến nghị, đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý những thiếu sót, vi phạm tại các đơn vị được kiểm soát, kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật về các kiến nghị, đề xuất của mình;
c) Tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm kiểm soát, kiểm toán các mặt hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ được giao để đảm bảo tổ chức thực hiện kiểm soát, kiểm toán hoạt động của Ngân hàng Nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm soát, kiểm toán, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;
b) Có kiến thức cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
c) Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;
d) Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
đ) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, xây dựng, luật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
...

Theo đó để được làm kiểm soát viên ngân hàng yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với 08 ngành hoặc chuyên ngành sau đây

- Kinh tế.

- Tài chính.

- Ngân hàng.

- Kế toán.

- Kiểm toán.

- Công nghệ thông tin.

- Xây dựng.

- Luật.

Công chức thực hiện chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng phải đáp ưng tiêu chuẩn gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 6 Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
...
5. Yêu cầu đối với công chức thực hiện chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng
Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Theo đó công chức thực hiện chuyển ngạch từ ngạch Chuyên viên và tương đương sang ngạch Kiểm soát viên ngân hàng phải có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Công chức ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tốt nghiệp ngành gì mới được làm kiểm soát viên ngân hàng?
Lao động tiền lương
Để làm nhân viên Tiền tệ, Kho quỹ ngân hàng phải học ngành gì?
Lao động tiền lương
Học ngành gì để làm thủ quỹ ngân hàng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức ngân hàng
1,255 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào