Tổng cục Thuế có làm việc vào thứ 7 hay không?
Tổng cục Thuế có làm việc vào thứ 7 hay không?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2010 về tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành có quy định về thời gian làm việc của Tổng cục Thuế như sau:
Về làm việc ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về thuế:
1. Tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Tiếp nhận đăng ký cấp mã số thuế, mua hóa đơn, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; tiếp nhận các vướng mắc, hướng dẫn chính sách, thủ tục hành chính cho người nộp thuế;
c) Thu thuế, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác liên quan đến thuế nhà, đất và phương tiện giao thông;
2. Ngoài những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào nhu cầu thực tế của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan thuế các cấp chủ động xem xét, quyết định việc tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính khác về thuế liên quan trực tiếp đến người nộp thuế vào ngày thứ bảy.
3. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ nhu cầu thực tế của công dân, tổ chức và điều kiện thực tế của đơn vị để tổ chức làm việc 1/2 ngày hoặc cả ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính về thuế. Việc tổ chức làm việc ngày thứ 7 hàng tuần cần sắp xếp, bố trí lao động một cách khoa học, hợp lý để không tăng biên chế, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường vào các ngày làm việc khác trong tuần, đảm bảo hiệu quả công việc.
Trường hợp tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhu cầu của công dân, tổ chức không lớn, có khả năng làm hết trong ngày làm việc bình thường thì không nhất thiết phải bố trí người làm việc vào ngày thứ 7 nhưng vẫn bố trí thường trực để tiếp nhận những thông tin của người nộp thuế và người dân.
Như vậy, Tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Tuy nhiên làm việc vào ngày thứ 7 để tiếp nhận, giải quyết những thủ tục hành chính về thuế sau đây:
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
- Tiếp nhận đăng ký cấp mã số thuế, mua hóa đơn, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in; tiếp nhận các vướng mắc, hướng dẫn chính sách, thủ tục hành chính cho người nộp thuế;
- Thu thuế, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác liên quan đến thuế nhà, đất và phương tiện giao thông.
Tổng cục Thuế có làm việc vào thứ 7 hay không?
Công chức thuế làm việc vào thứ 7 nhận thêm bao nhiêu tiền lương?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 566/QĐ-TCT năm 2010 có quy định về chế độ làm việc đối với cán bộ công chức thuế như sau:
Chế độ, chính sách và bảo đảm điều kiện làm việc:
1. Cán bộ, công chức làm việc vào ngày thứ 7 sẽ được bố trí nghỉ bù vào các ngày khác, đảm bảo làm việc 40 giờ trong tuần theo đúng quy định tại Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ. Nếu đơn vị không bố trí nghỉ bù được thì được hưởng chế độ, chính sách trả lương làm thêm giờ theo chế độ quy định của Nhà nước như sau:
- Ngày làm việc vào thứ 7 được trả bằng 200% của tiền lương ngày làm việc bình thường của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 của ngành theo chế độ (tức được hưởng 2,8 lần tiền lương ngày làm việc bình thường theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp).
- Trường hợp làm việc vào ngày thứ 7 mà đã được nghỉ bù thì được hưởng lương bằng 100% tiền lương giờ của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 lần của ngành theo chế độ.
2. Kinh phí cho việc bố trí làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của ngành Thuế.
Như vậy, công chức thuế làm việc vào thứ 7 được trả lương như sau:
Tiền lương thứ 7 = 2,8 lần tiền lương ngày làm việc bình thường theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp.
- Trường hợp làm việc vào ngày thứ 7 mà đã được nghỉ bù thì được hưởng lương bằng 100% tiền lương giờ của ngạch, bậc lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có) cộng (+) thêm phần lương tăng thêm 0,8 lần của ngành theo chế độ.
Bảng lương công chức thuế hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC có quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành thuế như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032), kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222), thủ kho bảo quản (mã số 19.223) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
đ) Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053), nhân viên thuế (mã số 06.040) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
Theo quy định trên, công chức thuế đang được áp dụng hệ số lương như sau:
- Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
- Ngạch kiểm tra viên chính thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
- Ngạch kiểm tra viên thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Ngạch nhân viên thuế được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của công chức thuế như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo cách tính mức lương được nêu ở trên, công chức có thể tham khảo bảng lương của công chức thuế theo từng chức danh nghề nghiệp như sau:
- Kiểm tra viên cao cấp thuế:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 6,20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6,59 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
- Bảng lương ngạch Kiểm tra viên chính thuế
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 4,40 | 7,920,000 |
Bậc 2 | 4,74 | 8,532,000 |
Bậc 3 | 5,08 | 9,144,000 |
Bậc 4 | 5,42 | 9,756,000 |
Bậc 5 | 5,76 | 10,368,000 |
Bậc 6 | 6,10 | 10,980,000 |
Bậc 7 | 6,44 | 11,592,000 |
Bậc 8 | 6,78 | 12,204,0 |
- Kiểm tra viên thuế:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 2,34 | 4,212,000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4,806,000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5,400,000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5,994,000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6,588,000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7,182,000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7,776,000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8,370,000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8,964,000 |
- Kiểm tra viên trung cấp thuế:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 2,10 | 3,780,0 |
Bậc 2 | 2,41 | 4,338,0 |
Bậc 3 | 2,72 | 4,896,000 |
Bậc 4 | 3,03 | 5,454,000 |
Bậc 5 | 3,34 | 6,012,000 |
Bậc 6 | 3,65 | 6,570,000 |
Bậc 7 | 3,96 | 7,128,000 |
Bậc 8 | 4,27 | 7,686,000 |
Bậc 9 | 4,58 | 8,244,000 |
Bậc 10 | 4,89 | 8,802,000 |
- Nhân viên thuế:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 1,86 | 3,348,000 |
Bậc 2 | 2,06 | 3,708,000 |
Bậc 3 | 2,26 | 4,068,000 |
Bậc 4 | 2,46 | 4,428,000 |
Bậc 5 | 2,66 | 4,788,000 |
Bậc 6 | 2,86 | 5,148,000 |
Bậc 7 | 3,06 | 5,508,000 |
Bậc 8 | 3,26 | 5,868,000 |
Bậc 9 | 3,46 | 6,228,000 |
Bậc 10 | 3,66 | 6,588,000 |
Bậc 11 | 3,86 | 6,948,000 |
Bậc 12 | 4,06 | 7,308,000 |
Lưu ý: Tiền lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?