Toàn thể công chức trong đơn vị Tòa án nhân dân cần được quán triệt về vấn đề gì theo Chỉ thị 05?
Toàn thể công chức trong đơn vị Tòa án nhân dân cần được quán triệt về vấn đề gì theo Chỉ thị 05?
Theo Chỉ thị 05/2024/CT-CA (có hiệu lực ngày 28/09/2024) thì trong những năm qua, việc thực hiện pháp luật thi hành án hình sự của các Tòa án ngày càng đi vào nền nếp; bảo đảm thời hạn, căn cứ và quy trình thủ tục; góp phần quan trọng, đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác thi hành án hình sự nói chung.
Tuy nhiên, cũng đã phát hiện một số sai sót, có trường hợp không ra quyết định thi hành án hoặc không gửi quyết định cho người phải thi hành án; cơ quan có trách nhiệm không thực hiện áp giải thi hành án; không theo dõi kết quả ủy thác thi hành án...
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, phần lớn sai sót là do chưa có quy trình chặt chẽ trong theo dõi, giám sát quá trình và kết quả thực hiện công tác thi hành án tại các Tòa án cấp sơ thẩm, đặc biệt là đối với những trường hợp ủy thác thi hành án trước thời điểm Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được ban hành.
Để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp và Chánh án Tòa án quân sự các cấp, trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, thực hiện ngay 05 công việc, một trong số đó là chỉ đạo, quán triệt đến toàn thể công chức trong đơn vị thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về thi hành án hình sự.
Ngoài ra cần tăng cường cán bộ có năng lực và trách nhiệm để tham mưu, giúp việc Chánh án trong công tác thi hành án hình sự, vào sổ thụ lý, theo dõi thi hành và thường xuyên kiểm tra; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự.
Toàn thể công chức trong đơn vị Tòa án nhân dân cần được quán triệt về vấn đề gì theo Chỉ thị 05? (Hình từ Internet)
Công chức làm việc tại Tòa án nhân dân có trách nhiệm gì?
Theo Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
3. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
4. Học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
6. Bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
7. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó công chức làm việc tại Tòa án nhân dân có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và quy định của Tòa án.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tôn trọng và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Ngoài ra thực hiện bồi thường, hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại gây ra khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý công chức trong Tòa án nhân dân như thế nào?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Quản lý công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân, công chức của Tòa án quân sự các cấp theo quy định của pháp luật.
3. Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức, quân nhân và người lao động của Tòa án theo quy định của Luật này và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó nguyên tắc quản lý công chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện như sau:
- Công chức của Tòa án nhân dân các cấp được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý theo quy định của pháp luật
- Công chức của Tòa án quân sự các cấp được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý.
- Chánh án Tòa án các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm quản lý công chức của Tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực 01/01/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?