Tổ nghề sân khấu là ai? Kỹ năng cần có khi muốn trở thành diễn viên điện ảnh sau khi tốt nghiệp là gì?

Người sáng lập và truyền bá (Tổ nghề sân khấu) là ai? Kỹ năng cần có khi muốn trở thành diễn viên điện ảnh sau khi tốt nghiệp là gì?

Tổ nghề sân khấu là ai?

Tổ nghề sân khấu, còn được gọi là Tổ nghiệp sân khấu, là những nhân vật được giới nghệ sĩ Việt Nam tôn thờ và tưởng nhớ vì đã có công lớn trong việc phát triển nghệ thuật sân khấu. Có nhiều truyền thuyết và giai thoại về Tổ nghề sân khấu, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện về hai hoàng tử mê hát.

Theo truyền thuyết, hai hoàng tử này rất đam mê ca hát và qua đời vì kiệt sức sau khi lén vua cha đi xem hát. Linh hồn của họ được cho là ở lại sân khấu để phù hộ cho những người theo nghiệp cầm ca. Ngày mất của họ, 12 tháng 8 âm lịch, trở thành ngày giỗ Tổ nghề sân khấu (Tổ nghiệp sân khấu).

Ngoài ra, một số nhân vật lịch sử cũng được coi là Tổ nghề của các loại hình nghệ thuật cụ thể, như Phạm Thị Trân (hát chèo), Liêu Thủ Tâm và Đào Tấn (tuồng), Tống Hữu Định (cải lương).

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Tổ nghề sân khấu là ai?

Tổ nghề sân khấu là ai? Kỹ năng cần có khi muốn trở thành diễn viên điện ảnh sau khi tốt nghiệp là gì?

Kỹ năng cơ bản cần có khi muốn trở thành diễn viên điện ảnh sau khi tốt nghiệp?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

3. Kỹ năng
- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh;
- Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng sáng tạo và mở rộng;
- Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...;
- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim;
- Diễn đạt được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...;
- Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Như vậy, để có thể trở thành diễn viên điện ảnh hoặc đảm nhiệm các vị trí việc làm khác trong ngành nghề này thì người học cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết và cơ bản sau khi tốt nghiệp.

Trở thành diễn viên điện ảnh cần học ngành nghề nào trong hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Diễn viên kịch sân khấu;
- Diễn viên điện ảnh, truyền hình;
- Diễn viên lồng tiếng;
- Người dẫn chương trình (MC).

Quy định trên cũng đã đề cập vị trí làm việc của ngành diễn viên kịch - điện ảnh bao gồm nghề diễn viên điện ảnh. Từ đó, nếu muốn trở thành diễn viên điện ảnh thông qua hệ cao đẳng, người học có thể lựa chọn ngành diễn viên kịch - điện ảnh.

Tổ nghề sân khấu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tổ nghề sân khấu là ai? Kỹ năng cần có khi muốn trở thành diễn viên điện ảnh sau khi tốt nghiệp là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tổ nghề sân khấu
1,256 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ nghề sân khấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ nghề sân khấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào