Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động thì HĐLĐ có bị chấm dứt theo không?

Cho tôi hỏi hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài có bị chấm dứt khi tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động không? Câu hỏi của anh V.T.P (Khánh Hòa).

Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động thì HĐLĐ có bị chấm dứt theo không?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Dẫn chiếu đến Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.

Như vậy, theo quy định trên, giấy phép lao động hết hiệu lực khi tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động thì hợp đồng lao động của người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị chấm dứt.

Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động thì HĐLĐ có bị chấm dứt theo không?

Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động thì HĐLĐ có bị chấm dứt theo không? (Hình từ Internet)

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp dựa vào đâu?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định như trên nhưng không quá 02 năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động năm 2023?

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo quy định hiện nay là Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:

Một phần Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động

Tải Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động hiện nay:

Tại đây

Sử dụng lao động nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu số 01/PLI giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài?
Lao động tiền lương
Mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài năm 2024 như thế nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động thì HĐLĐ có bị chấm dứt theo không?
Lao động tiền lương
Tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì doanh nghiệp có phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động không?
Lao động tiền lương
Mẫu văn bản giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì nhà thầu phải kê khai những thông tin gì?
Lao động tiền lương
Khi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì việc xác định nhu cầu sử dụng sẽ được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được sử dụng người lao động nước ngoài để chào bán dịch vụ tại Việt Nam?
Lao động tiền lương
Thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài hiện nay như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sử dụng lao động nước ngoài
347 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng lao động nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng lao động nước ngoài

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào