Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm?

Thời gian nào trong năm thực hiện việc tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào? Nội dung tuần tra, canh gác đê như thế nào?

Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm?

Theo Điều 2 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định về tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

- Hàng năm trước mùa mưa, lũ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê phải tổ chức lực lượng lao động tại địa phương để tuần tra, canh gác đê và thường trực trên các điếm canh đê hoặc nhà dân khu vực gần đê (đối với những khu vực chưa có điếm canh đê), khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê (sau đây gọi tắt là lực lượng tuần tra, canh gác đê).

- Lực lượng tuần tra, canh gác đê được tổ chức thành các đội, do Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập; từ 01 đến 02 kilômét đê thành lập 01 đội; mỗi đội có từ 12 đến 18 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 hoặc 02 đội phó. Danh sách thành viên đội tuần tra, canh gác đê được niêm yết tại điếm canh đê thuộc địa bàn được phân công.

- Khi lũ, bão có diễn biến phức tạp, kéo dài ngày, Uỷ ban nhân dân cấp xã có thể quyết định việc bổ sung thêm thành viên cho đội tuần tra, canh gác đê.

Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm?

Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm? (Hình từ Internet)

Lực lượng tuần tra, canh gác đê có nhiệm vụ gì?

Theo Điều 4 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định thì nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

- Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều.

- Tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn.

- Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều.

- Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.

Nội dung tuần tra, canh gác đê như thế nào?

Theo Điều 9 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định thì nội dung tuần tra, canh gác đê như sau:

Phạm vi tuần tra:

- Báo động lũ ở cấp 1, bố trí người tuần tra như sau:

+ Lượt đi: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông;

+ Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

- Báo động lũ ở cấp 2, bố trí người tuần tra như sau:

+ Lượt đi: 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

+ Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

- Báo động lũ ở cấp 2 và có tin bão khẩn cấp đổ bộ vào khu vực hoặc báo động lũ ở cấp 3 trở lên, bố trí người tuần tra như sau:

+ Lượt đi: 02 người kiểm tra mái đê, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê.

+ Lượt về: 02 người kiểm tra phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê và khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông.

- Mỗi kíp tuần tra phải kiểm tra vượt quá phạm vi phụ trách về hai phía, mỗi phía 50m. Đối với những khu vực đã từng xảy ra sự cố hư hỏng, phải kiểm tra quan sát rộng hơn để phát hiện sự cố.

Người tuần tra, canh gác phải phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê.

Khi phát hiện có hư hỏng, người tuần tra phải tiến hành các công việc sau:

- Xác định loại hư hỏng, vị trí, đặc điểm, kích thước của loại hư hỏng;

- Xác định mực nước sông so với mặt đê tại vị trí phát sinh hư hỏng;

- Đánh dấu bằng cách ghi bảng, cắm tiêu báo hiệu vị trí hư hỏng; nếu sự cố nghiêm trọng, phải cấm người, vật, xe cơ giới đi qua và bố trí người canh gác tại chỗ để theo dõi thường xuyên diễn biến của hư hỏng;

- Báo cáo kịp thời và cụ thể tình hình hư hỏng cho đội trưởng hoặc đội phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

Lực lượng tuần tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm?
Lao động tiền lương
Lực lượng tuần tra, canh gác đê được trang bị dụng cụ, sổ sách như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lực lượng tuần tra
56 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng tuần tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng tuần tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào