Tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào?

Cho tôi hỏi tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào? Câu hỏi của M.X (Long An)

Tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu như sau:

Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
...

Dẫn chiếu đến Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định huấn luyện sơ cứu như sau:

Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Theo đó, khi tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc phải đảm bảo tiến hành theo quy định trên.

Tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào?

Tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào?

Bố trí lực lượng sơ cứu tại nơi làm việc căn cứ vào các yếu tố nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu
1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;
b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;
c) Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;
d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;
đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).
2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khẩn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).
3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phải có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.
4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động để cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.
6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

Như vậy, việc bố trí lực lượng sơ cứu cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;

- Nguy cơ gây tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc;

- Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;

- Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).

Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc ra sao?

Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT sau khi được huấn luyện, cụ thể như sau:

07

Tải sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc mới nhất: TẢI VỀ

Lực lượng sơ cứu cấp cứu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện cho bộ phận sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc thì bị phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc phải tuân thủ quy định nào?
Lao động tiền lương
Không tổ chức huấn luyện cho lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động bị phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Không bố trí đủ lực lượng sơ cứu cấp cứu tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động bị xử phạt ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lực lượng sơ cứu cấp cứu
873 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng sơ cứu cấp cứu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào