Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội?
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là ai?
Căn cứ tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
...
Theo đó, tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội?
Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
4. Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mình chấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
6. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội như sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi và bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động.
- Vận động người sử dụng lao động là thành viên của mình chấp hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, tổ chức đại diện người sử dụng lao động có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:
- Mức hưởng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH; có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH theo quy định.
- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện do người tham gia lựa chọn.
- Người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia, người thụ hưởng chế độ BHXH.
- Thời gian đóng BHXH tối thiểu để xác định điều kiện hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng tính theo năm, một năm phải tính đủ 12 tháng. Trường hợp tính mức hưởng, thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Việc giải quyết các chế độ BHXH được xác định theo quy định của pháp luật về BHXH tại thời điểm hưởng chế độ BHXH.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?