Tổ chức APEC là gì? Ai được xem xét cấp thẻ APEC?
Tổ chức APEC là gì?
Tổ chức APEC là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooporation forum - APEC) được thành lập năm 1989 trong bối cảnh sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia và các khu vực trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau, dẫn đến có nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng sự hợp tác kinh tế với nhau.
Tổ chức APEC là gì? Ai được xem xét cấp thẻ APEC?
Điều kiện để được kết nạp APEC ra sao?
Các điều kiện tiền đề để xem xét việc gia nhập APEC của một nền kinh tế là:
- Nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương;
- Có quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ với các nền kinh tế trong khu vực; - Quyết tâm theo đuổi chính sách kinh tế mở;
- Quyết tâm thực hiện các chính sách của APEC đề ra;
- Nền kinh tế phải hoàn thiện Chương trình Hành động Tập thể (CAP) và Chương trình Hành động Quốc gia (IAP) theo quy định của APEC.
Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có qui chế quan sát viên dành cho ba tổ chức khu vực là ASEAN, PECC và Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF) (không có quy chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt). Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia các hoạt động của APEC với tư cách khách mời tại các Nhóm Công tác của APEC (từ tháng 2-1996, Pêru được tham gia các Nhóm công tác về nghề cá và du lịch; một vài nước khác, trong đó có Nga và Ấn Độ cũng đang xin tham gia vào các Nhóm Công tác mà họ quan tâm).
Mục tiêu của Tổ chức APEC ra sao?
Tuyên bố Seoul 1991 của APEC đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC là:
- Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới.
- Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ.
- Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa phương, vì lợi ích của Châu Á-Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
- Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và không có hại đối với các nền kinh tế khác.
Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á-Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020.
Mục tiêu của APEC tập trung vào 3 trụ cột:
- Tạo ra những thuận lợi cho tiến trình tự do thương mại và đầu tư;
- Giúp thúc đẩy thương mại thông qua việc cải tiến các luật lệ thương mại, phá bỏ dần các rào cản thương mại;
- Hợp tác trong các vấn đề kinh tế và kỹ thuật.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, các hoạt động hợp tác trong APEC được điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với bối cảnh tình hình và đáp ứng lợi ích của tất cả các nền kinh tế thành viên.
Xem chi tiết: https://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=5776
Đối tượng nào được xem xét cấp thẻ ABTC?
Căn cứ Điều 9 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định về đối tượng được xem xét cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC, cụ thể như sau:
Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC
1. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
b) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
c) Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
3. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam:
a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch công ty; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;
b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;
c) Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.
5. Trưởng đại diện, Phó Trưởng đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.
Theo đó, có 05 nhóm đối tượng được xem xét cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC được quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?