Tỉnh nào có thành phố nhiều hơn huyện? Mức lương tối thiểu tại các thành phố này là bao nhiêu?

Tỉnh có thành phố nhiều hơn huyện tỉnh nào? Mức lương tối thiểu tại các thành phố thuộc tỉnh này là bao nhiêu?

Tỉnh nào có thành phố nhiều hơn huyện?

Bình Dương là tỉnh duy nhất nước ta hiện nay có số thành phố nhiều hơn huyện.

Theo Nghị quyết 857/NQ-UBTVQH14 năm 2020, Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2012, Nghị quyết 725/NQ-UBTVQH15 năm 2023, Nghị quyết 1012/NQ/UBTVQH15 thì tỉnh Bình Dương gồm 5 thành phố, cụ thể:

- Thành phố Thủ Dầu Một;

- Thành phố Thuận An;

- Thành phố Dĩ An;

- Thành phố Bến Cát;

- Thành phố Tân Uyên.

Và 4 huyện:

- Huyện Bàu Bàng;

- Huyện Bắc Tân Uyên;

- Huyện Dầu Tiếng;

- Huyện Phú Giáo.

Tỉnh nào có thành phố nhiều hơn huyện? Mức lương tối thiểu tại các thành phố này là bao nhiêu?

Tỉnh nào có thành phố nhiều hơn huyện? Mức lương tối thiểu tại các thành phố này là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu tại các thành phố thuộc tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương tối thiểu tại các địa bàn thuộc tỉnh Bình Dương như sau:

Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương thuộc vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.

Như vậy, các thành phố thuộc tỉnh Bình Dương có mức lương tối thiểu vùng là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
...
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Theo đó, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động, cụ thể:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền lương cao hơn 7% so mức lương tối thiểu mới từ 01/7/2024 dành cho nhóm người lao động nào?
Lao động tiền lương
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có chữ Hà trong tên gọi? Mức lương tối thiểu tại đây là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Miền Tây có bao nhiêu thành phố? Thành phố trực thuộc Trung ương ở miền Tây có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh? Lương tối thiểu của các thành phố này là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh Tây Nguyên nào sẽ là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2050? Mức lương tối thiểu ở đây bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Không tiến hành sáp nhập quận Hoàn Kiếm đúng không? Mức lương tối thiểu tại quận Hoàn Kiếm hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Việt Nam có 63 tỉnh thành từ khi nào? Làm việc tại tỉnh thành nào thì có mức lương tối thiểu cao nhất?
Lao động tiền lương
Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, thuộc tỉnh thành nào? Mức lương tối thiểu của tỉnh thành đó là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tỉnh Lâm Đồng sẽ là thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2050 có đúng không? Lương tối thiểu ở đây là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thành phố Hải Phòng đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt vào năm 2030 có đúng không? Mức lương tối thiểu của thành phố Hải Phòng hiện nay bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Mức lương tối thiểu
108 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức lương tối thiểu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mức lương tối thiểu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào