Tình hình lũ lụt Hà Nội: lũ trên sông Hồng đã vượt báo động 2? NLĐ bị thiệt hại do lũ có được công đoàn hỗ trợ hay không?
Tình hình lũ lụt Hà Nội: lũ trên sông Hồng đã vượt báo động 2?
Vào lúc 5h30 ngày 11/09/2024, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành Thông báo DBLU_17/05h30/DBQG về tin lũ dự báo các mức báo động lũ trên sông Hồng hôm nay 11/9.
Mực nước lúc 5h ngày 11/9 trên các sông như sau: Trên sông Thao tại Yên Bái 34,79m, trên báo động 3: 2,79m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,37m; tại Phú Thọ 18,27m, trên báo động 2: 0,07m. Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,14m, trên báo động 3: 0,84m. Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,05m, trên báo động 3: 0,75m.
Trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,73m, trên báo động 3: 1,73m; tại Vụ Quang 20,89m, trên báo động 3: 0,39m. Trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 4,46m, trên mức báo động 3: 0,46m. Trên sông Thái Bình tại Phả Lại 5,77m, dưới mức báo động 3: 0,23m. Trên sông Hồng tại Hà Nội 10,76m, trên báo động 2: 0,26m.
Dự báo trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3: 1,80m vào sáng sớm 11.9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức báo động 3: 0,50m vào trưa 11.9 sau đó xuống.
Lũ trên sông Cầu tiếp tục lên và ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương sẽ biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức báo động 2.
Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ biến đổi chậm trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa 11.9 và trên mức báo động 2.
Trong 12 - 24 giờ tiếp theo: Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ xuống chậm dưới mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang sẽ xuống chậm nhưng vẫn ở trên mức báo động 3; tại Vụ Quang sẽ xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 2.
Lũ trên sông Cầu tại Đáp Cầu tiếp tục lên chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Thương biến đổi chậm ở trên mức báo động 3. Lũ trên sông Lục Nam biến đổi chậm ở trên mức báo động 2.
Lũ trên sông Thái Bình tiếp tục lên chậm trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hoàng Long sẽ xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức báo động 2.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3.
Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bồi ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.
Xem chi tiết Thông báo DBLU_17/05h30/DBQG: TẢI VỀ.
Tình hình lũ lụt Hà Nội: lũ trên sông Hồng đã vượt báo động 2? NLĐ bị thiệt hại do lũ có được công đoàn hỗ trợ hay không?
NLĐ bị thiệt hại do lũ có được công đoàn hỗ trợ hay không?
Căn cứ theo khoản 1.3 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định:
Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
1.3. Chi thăm hỏi, trợ cấp.
a) Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn ốm đau, thai sản, tai nạn, gia đình có việc hiếu (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng; vợ; chồng; con) và việc hỉ, việc hiếu của đoàn viên công đoàn.
- Chi thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên nhân dịp lễ, tết...; ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7; tặng quà sinh nhật cho đoàn viên công đoàn; tặng quà cho cán bộ công đoàn khi thôi không tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở.
b) Chi trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động.
Chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động gặp khó khăn do tai nạn lao động, tai nạn do rủi ro, bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng chất độc màu da cam gây tổn thất về sức khỏe hoặc tài sản.
Mức chi thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và đối tượng không phải là đoàn viên công đoàn do công đoàn cơ sở quy định.
1.4. Chi động viên, khen thưởng
- Chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn.
- Chi khen thưởng người lao động đạt thành tích xuất sắc trong công tác.
- Chi khen thưởng con của đoàn viên công đoàn và người lao động đạt thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện (giỏi, xuất sắc) tùy từng đơn vị, ban chấp hành công đoàn cơ sở ban hành quy định cụ thể về đối tượng con đoàn viên, người lao động được khen thưởng.
- Chi phối hợp tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Trung thu.
- Chi khen thưởng hoạt động chuyên đề, khen thưởng công tác thu tài chính theo quy định của Tổng Liên đoàn.
...
Theo đó, dựa vào tình hình tài chính, công đoàn có thể chi trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động bị ảnh hưởng do thiên tai bão lũ.
Quỹ phòng chống thiên tai là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi điểm a, điểm b khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Quỹ phòng, chống thiên tai
1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.
4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.
Theo đó quỹ phòng chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?