Tiêu chuẩn của sát hạch viên tiếng Anh của Tổ sát hạch nhân viên hàng không là gì?
Tiêu chuẩn của sát hạch viên tiếng Anh của Tổ sát hạch nhân viên hàng không là gì?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định:
Tiêu chuẩn sát hạch viên
1. Sát hạch viên chuyên môn có các tiêu chuẩn như sau:
a) Có tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt, không vi phạm kỷ luật trong 03 (ba) năm gần nhất;
b) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực tham gia sát hạch;
c) Có kinh nghiệm ít nhất 03 (ba) năm làm việc ở vị trí chuyên môn phù hợp với lĩnh vực tham gia sát hạch.
2. Sát hạch viên tiếng Anh đáp ứng một trong các tiêu chuẩn như sau:
a) Là chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng, có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm, có trình độ cử nhân Anh ngữ hoặc tương đương, có chứng chỉ đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận;
b) Là giáo viên tiếng Anh có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy liên tục tại các trường đại học, có chứng nhận đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
Theo đó, sát hạch viên tiếng Anh đáp ứng một trong các tiêu chuẩn như sau:
- Là chuyên gia khai thác trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không tương ứng, có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm, có trình độ cử nhân Anh ngữ hoặc tương đương, có chứng chỉ đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận;
- Là giáo viên tiếng Anh có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy liên tục tại các trường đại học, có chứng nhận đánh giá tiếng Anh hàng không do cơ sở đào tạo được ICAO hoặc Cục Hàng không Việt Nam công nhận.
Tiêu chuẩn của sát hạch viên tiếng Anh của Tổ sát hạch nhân viên hàng không là gì?
Cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc lựa chọn sát hạch viên?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định:
Nhiệm vụ của Hội đồng sát hạch
1. Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng sát hạch.
2. Thành lập Tổ sát hạch theo từng lĩnh vực chuyên môn và trình độ tiếng Anh.
3. Tổ chức xây dựng kế hoạch sát hạch, quy trình sát hạch, nội dung sát hạch, đề và đáp án sát hạch trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
4. Tổ chức sát hạch và báo cáo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam kết quả sát hạch để cấp giấy phép, năng định chuyên môn, chứng nhận trình độ tiếng Anh cho nhân viên hàng không.
5. Chủ tịch Hội đồng sát hạch chịu trách nhiệm về việc lựa chọn sát hạch viên và kết quả sát hạch trước Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
6. Tổ chức chấm phúc khảo (nếu có) đối với bài sát hạch trên giấy và thông báo kết quả cho người đề nghị phúc khảo.
7. Lập Biên bản làm việc của Hội đồng sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng sát hạch chịu trách nhiệm về việc lựa chọn sát hạch viên.
Để được cấp giấy phép nhân viên hàng không phải đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép có đúng không?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT quy định:
Giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
a) Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);
e) Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Năng định;
h) Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
i) Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;
k) Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
3. Các chức danh nhân viên hàng không quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 6 của Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.
4. Nhân viên hàng không không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Theo đó, giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo tiêu chuẩn của nhân viên hàng không và đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
Như vậy, để được cấp giấy phép nhân viên hàng không phải đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?