Tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi nghỉ việc thì có phải bồi thường hay không?
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT/BLĐTBXH, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Danh mục bí mật kinh doanh;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
Tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi nghỉ việc thì có phải bồi thường hay không? (Hình từ Internet)
Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi sau đây được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh:
- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp là hành vi bị cấm. Do đó, trường hợp doanh nghiệp có thỏa thuận với người lao động về việc không được tiết lộ bí mật kinh doanh mà người lao động vi phạm thì sẽ bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật, đồng thời bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó thì sẽ bị xử phạt theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.
Tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi nghỉ việc thì có phải bồi thường hay không?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, đối với trường hợp phát hiện người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi nghỉ việc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Pháp luật lao động hiện hành không quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động. Do đó, việc xác định mức bồi thường là bao nhiêu là phù hợp do các bên thỏa thuận.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?